Tên nhiệm vụ: Chọn lọc, bình tuyển và phát triển nguồn gen cây cam sành tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm.
Chủ trì nhiệm vụ: Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hiếu - Trưởng phòng kỹ thuật trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm.
Các thành viên tham gia:
1
|
Kỹ sư. Lê Thanh Tùng
|
Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu TNRQ Gia Lâm
|
2
|
Thạc sỹ. Lê văn Đại
|
Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu TNRQ Gia Lâm
|
Mục tiêu nhiệm vụ:
- Điều tra, tuyển chọn cây cam sành đầu dòng từ nguồn gen địa phương
- Xây dựng vườn ươm, nhân giống và hoàn thiện quy trình nhân giống
- Xây dựng vườn ươm nhân giống, sản xuất cây giống cam sành bằng phương pháp ghép trong điều kiện sinh thái bản địa
- Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cam sành
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao Quy trình kỹ thuật: Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông; tổ chức lớp tập huấn cho bà con nông dân
Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Đã tuyển chọn được 15 cây cam sành đầu dòng theo giấy công nhận cây đầu dòng số 172/GCN –SNN ngày 28/02/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái. Các cây cam sành đầu dòng sẽ là nguồn bảo tồn lưu giữ làm các cây giống gốc cho nhân giống phục vụ sản xuất hàng hoá, làm phục hồi bản chất di truyền vốn có của giống cam Sành, làm thực liệu tốt cho nhân giống thay thế các vườn cam đã bị suy thoái.
- Xây dựng thành công vườn ươm nhân giống quy mô 0,3ha năng lực sản xuất 50.000 cây giống/năm đặt tại Hợp tác xã Thái Sơn, thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Vườn ươm này là nơi sản xuất ra cây giống cam Sành nói riêng và các loại giống cây ăn quả chất lượng cao nói chung. Đây cũng là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại cây giống ăn quả chất lượng cao cho bà con nông dân huyện Lục Yên và các vùng lân cận.
- Đã hoàn thành sản xuất được 5.000 cây giống cam Sành đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo đúng thuyết minh đề ra. Các cây giống cam Sành này là các cây giống chất lượng cao mang đầy đủ các đặc tính của cây cam Sành đầu dòng do đó khi được đưa ra trồng ở vườn sản xuất sẽ có năng suất cao, phẩm chất tốt, sức sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại.
- Đã xác định đường kính gốc ghép thích hợp trong điều kiện sinh thái địa phương là từ 0,7-0,9 cm. Ở giới hạn đường kính này cho tỷ lệ bật mầm cuối cùng cao từ 95-98%, sinh trưởng của cành ghép cũng đạt cao hơn và tỷ lệ xuất vườn đạt từ 95-97%.
- Việc sử dụng một số loại phân bón lá có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của cây cam sành giống trong giai đoạn vườn ươm. Sử dụng phân bón lá kích phát tố thiên nông hoặc Grow ba lá xanh phun định kỳ 10-15 ngày/lần ở giai đoạn trước ghép đã rút ngắn được thời gian nuôi gốc ghép đến khi ghép, ở giai đoạn sau ghép giúp sinh trưởng của cành ghép tốt hơn rút ngắn thời gian xuất vườn.
- Đã tổ chức được hai lớp tập huấn. Một lớp tập huấn cho nông dân với nội dung: Kỹ thuật trồng thâm canh cây cam sành. Một lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông với nội dung: Đào tạo, chuyển giao công nghệ nhân giống và sản xuất cam sành.
- Đã hoàn thiện được quy trình sản xuất cam sành trong điều kiện sinh thái địa phương
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ 2016 đến 2018
Tên nhiệm vụ: Chọn lọc, bình tuyển và phát triển nguồn gen cây cam sành tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm.
Chủ trì nhiệm vụ: Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hiếu - Trưởng phòng kỹ thuật trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm.
Các thành viên tham gia:
1
Kỹ sư. Lê Thanh Tùng
Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu TNRQ Gia Lâm
2
Thạc sỹ. Lê văn Đại
Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu TNRQ Gia Lâm
Mục tiêu nhiệm vụ:
- Điều tra, tuyển chọn cây cam sành đầu dòng từ nguồn gen địa phương
- Xây dựng vườn ươm, nhân giống và hoàn thiện quy trình nhân giống
- Xây dựng vườn ươm nhân giống, sản xuất cây giống cam sành bằng phương pháp ghép trong điều kiện sinh thái bản địa
- Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cam sành
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao Quy trình kỹ thuật: Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông; tổ chức lớp tập huấn cho bà con nông dân
Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Đã tuyển chọn được 15 cây cam sành đầu dòng theo giấy công nhận cây đầu dòng số 172/GCN –SNN ngày 28/02/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái. Các cây cam sành đầu dòng sẽ là nguồn bảo tồn lưu giữ làm các cây giống gốc cho nhân giống phục vụ sản xuất hàng hoá, làm phục hồi bản chất di truyền vốn có của giống cam Sành, làm thực liệu tốt cho nhân giống thay thế các vườn cam đã bị suy thoái.
- Xây dựng thành công vườn ươm nhân giống quy mô 0,3ha năng lực sản xuất 50.000 cây giống/năm đặt tại Hợp tác xã Thái Sơn, thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Vườn ươm này là nơi sản xuất ra cây giống cam Sành nói riêng và các loại giống cây ăn quả chất lượng cao nói chung. Đây cũng là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại cây giống ăn quả chất lượng cao cho bà con nông dân huyện Lục Yên và các vùng lân cận.
- Đã hoàn thành sản xuất được 5.000 cây giống cam Sành đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo đúng thuyết minh đề ra. Các cây giống cam Sành này là các cây giống chất lượng cao mang đầy đủ các đặc tính của cây cam Sành đầu dòng do đó khi được đưa ra trồng ở vườn sản xuất sẽ có năng suất cao, phẩm chất tốt, sức sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại.
- Đã xác định đường kính gốc ghép thích hợp trong điều kiện sinh thái địa phương là từ 0,7-0,9 cm. Ở giới hạn đường kính này cho tỷ lệ bật mầm cuối cùng cao từ 95-98%, sinh trưởng của cành ghép cũng đạt cao hơn và tỷ lệ xuất vườn đạt từ 95-97%.
- Việc sử dụng một số loại phân bón lá có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của cây cam sành giống trong giai đoạn vườn ươm. Sử dụng phân bón lá kích phát tố thiên nông hoặc Grow ba lá xanh phun định kỳ 10-15 ngày/lần ở giai đoạn trước ghép đã rút ngắn được thời gian nuôi gốc ghép đến khi ghép, ở giai đoạn sau ghép giúp sinh trưởng của cành ghép tốt hơn rút ngắn thời gian xuất vườn.
- Đã tổ chức được hai lớp tập huấn. Một lớp tập huấn cho nông dân với nội dung: Kỹ thuật trồng thâm canh cây cam sành. Một lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông với nội dung: Đào tạo, chuyển giao công nghệ nhân giống và sản xuất cam sành.
- Đã hoàn thiện được quy trình sản xuất cam sành trong điều kiện sinh thái địa phương
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ 2016 đến 2018