Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại quế tại tỉnh Yên Bái.
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng
Chủ trì nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thống - Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi.
Các thành viên tham gia:
1. ThS. Nguyễn Hoài Thu
2. TS. Đào Ngọc Quang
3. TS. Lê Văn Bình
4. ThS. Bùi Quang Tiếp
5. KS. Trần Việt Thắng
6. TS. Nguyễn Thành Tuấn
7. TS. Phạm Thế Anh
8. ThS. Đặng Thị Thanh Mai
9. Kỹ sư Nguyễn Kỳ Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục tiêu nhiệm vụ:
- Xác định được thành phần loài sâu róm hại Quế
- Xác định đặc điểm và giám định tên khoa học loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế.
- Xác định các biện pháp phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Xác định được thành phần loài sâu róm hại tại Yên Bái
Thành phần sâu róm hại Quế tại Yên Bái gồm 10 loài, thuộc 4 họ và thuộc bộ Cánh phấn. Trong đó loài Sâu róm xanh hại Quế có tên khoa học là Cricula vietnama Brechlin, Nässig & Naumann, thuộc họ Ngài hoàng đế Saturniidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera là loài gây hại chính.
- Xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu róm xanh ăn lá hại Quế
Sâu róm xanh có 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Trưởng thành đực kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái, toàn thân có màu nâu sẫm. Râu đầu hình lông chim và cánh trước có 2 mắt cánh màu đen, trưởng thành cái râu đầu hình sợi chỉ và cánh trước có 3 mắt cánh trong suốt. Trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển thành màu xám nhạt. Sâu non có 5 tuổi, có màu xanh lá mạ và đầu màu nâu sẫm. Nhộng nằm trong kén, lúc đầu có màu xanh sau chuyển màu cánh gián.
Vòng đời của sâu róm xanh nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 69,6 ngày. Trưởng thành có tính xu quang thường bay vào đèn vào buổi tối.
Trưởng thành sâu róm xanh một năm xuất hiện 4 lứa, lứa I từ tháng 2 đến tháng 3, lứa II từ tháng 4 đến tháng 5, lứa III từ tháng 6 đến tháng 7, lứa IV từ tháng 9 đến tháng 10.
Thành phần loài thiên địch của sâu róm xanh ở rừng trồng Quế ở Yên Bái có 5 loài đó là: Nấm bạch cương và Ruồi ba vạch, Bọ ngựa, Bọ ngựa cánh xanh Trung bộ và Nhện linh miêu.
- Xác định được các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh gồm có:
* Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy đèn với ánh sáng màu tím để bẫy Sâu róm xanh ăn lá hại Quế ở pha trưởng thành cho kết quả rất khả quan. Trung bình 1 đêm bẫy đèn ánh sáng màu tím bẫy được trên 221,1 cá thể, còn bẫy đèn màu trắng và vàng bẫy được rất ít với số lượng là 24 và 25,5 cá thể.
* Biện pháp lâm sinh: Thực hiện phát dọn thực bì thường xuyên, giữ lại những cây bụi có hoa để thu hút thiên địch, chặt tỉa những cây còi cọc, cây bị sâu hại nặng, tỉa cành tạo tán có thể giảm trên 10% số cây bị sâu hại.
* Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut) để phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá Quế cho hiệu quả rất tốt. Sau 7 ngày phun hiệu lực của thuốc đạt 79,0% và 78,5%.
* Biện pháp hóa học: Khi có dịch sâu róm xanh có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu hóa học như Sherpa 25EC, Trebon 10EC để phun dập dịch. Thuốc cho hiệu lực khá cao, đối với thuốc Sherpa 25EC sau 9 ngày là 84,6%, với thuốc Trebon 10EC sau 9 ngày là 89,2%
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái.
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ 2017 đến 2019
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại quế tại tỉnh Yên Bái.
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng
Chủ trì nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thống - Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi.
Các thành viên tham gia:
1. ThS. Nguyễn Hoài Thu
2. TS. Đào Ngọc Quang
3. TS. Lê Văn Bình
4. ThS. Bùi Quang Tiếp
5. KS. Trần Việt Thắng
6. TS. Nguyễn Thành Tuấn
7. TS. Phạm Thế Anh
8. ThS. Đặng Thị Thanh Mai
9. Kỹ sư Nguyễn Kỳ Nam
Mục tiêu nhiệm vụ:
- Xác định được thành phần loài sâu róm hại Quế
- Xác định đặc điểm và giám định tên khoa học loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế.
- Xác định các biện pháp phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Xác định được thành phần loài sâu róm hại tại Yên Bái
Thành phần sâu róm hại Quế tại Yên Bái gồm 10 loài, thuộc 4 họ và thuộc bộ Cánh phấn. Trong đó loài Sâu róm xanh hại Quế có tên khoa học là Cricula vietnama Brechlin, Nässig & Naumann, thuộc họ Ngài hoàng đế Saturniidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera là loài gây hại chính.
- Xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu róm xanh ăn lá hại Quế
Sâu róm xanh có 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Trưởng thành đực kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái, toàn thân có màu nâu sẫm. Râu đầu hình lông chim và cánh trước có 2 mắt cánh màu đen, trưởng thành cái râu đầu hình sợi chỉ và cánh trước có 3 mắt cánh trong suốt. Trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển thành màu xám nhạt. Sâu non có 5 tuổi, có màu xanh lá mạ và đầu màu nâu sẫm. Nhộng nằm trong kén, lúc đầu có màu xanh sau chuyển màu cánh gián.
Vòng đời của sâu róm xanh nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 69,6 ngày. Trưởng thành có tính xu quang thường bay vào đèn vào buổi tối.
Trưởng thành sâu róm xanh một năm xuất hiện 4 lứa, lứa I từ tháng 2 đến tháng 3, lứa II từ tháng 4 đến tháng 5, lứa III từ tháng 6 đến tháng 7, lứa IV từ tháng 9 đến tháng 10.
Thành phần loài thiên địch của sâu róm xanh ở rừng trồng Quế ở Yên Bái có 5 loài đó là: Nấm bạch cương và Ruồi ba vạch, Bọ ngựa, Bọ ngựa cánh xanh Trung bộ và Nhện linh miêu.
- Xác định được các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh gồm có:
* Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy đèn với ánh sáng màu tím để bẫy Sâu róm xanh ăn lá hại Quế ở pha trưởng thành cho kết quả rất khả quan. Trung bình 1 đêm bẫy đèn ánh sáng màu tím bẫy được trên 221,1 cá thể, còn bẫy đèn màu trắng và vàng bẫy được rất ít với số lượng là 24 và 25,5 cá thể.
* Biện pháp lâm sinh: Thực hiện phát dọn thực bì thường xuyên, giữ lại những cây bụi có hoa để thu hút thiên địch, chặt tỉa những cây còi cọc, cây bị sâu hại nặng, tỉa cành tạo tán có thể giảm trên 10% số cây bị sâu hại.
* Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut) để phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá Quế cho hiệu quả rất tốt. Sau 7 ngày phun hiệu lực của thuốc đạt 79,0% và 78,5%.
* Biện pháp hóa học: Khi có dịch sâu róm xanh có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu hóa học như Sherpa 25EC, Trebon 10EC để phun dập dịch. Thuốc cho hiệu lực khá cao, đối với thuốc Sherpa 25EC sau 9 ngày là 84,6%, với thuốc Trebon 10EC sau 9 ngày là 89,2%
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái.
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ 2017 đến 2019