Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi.
Củ Sâm Cau
Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sỹ Hà Duy Trường.
Người tham gia chính:
1. Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Anh
2. Thạc sỹ Vũ Văn Dũng
3. Kỹ sư Phạm Quang Huy
4. Tiến sỹ Trần Trung Kiên
5. Thạc sỹ Dương Hữu Lộc
6. Thạc sỹ Đào Thanh Tùng
7. Tiến sỹ Bùi Tri Thức
8. Kỹ sư Đào Ngọc Cường
Mục tiêu nhiệm vụ:
Nội dung 1: Khảo sát, lựa chọn hộ tham gia thực hiện trồng cây dược liệu Cát sâm, Sâm cau tại huyện Văn Yên.
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã thành lập các tổ đi điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng với các nội dung sau:
- Thu thập thông tin từ các tài liệu, số liệu liên quan của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Yên, từ báo cáo tổng hợp của cán bộ khuyến nông xã Nà Hẩu.
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Yên, UBND xã Nà Hẩu lựa chọn những hộ có đủ điều kiện đất đai, khả năng tiếp thu những kỹ thuật do đơn vị chủ trì chuyển giao để thực hiện đề tài.
- Lựa chọn được hộ dân tham gia đề tài, ký kết hợp đồng tham gia thực hiện thuộc đề tài KH&CN.
Kết quả thực hiện: Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 7 năm 2020, nhóm triển khai thực hiện đề
tài đã phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Yên và UBND xã Nà Hẩu để lựa chọn được hộ tham gia thực hiện đề tài, và đã lựa chọn được hộ ông Cư A Dín (địa chỉ: Thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đáp ứng đủ các tiêu chí lựa chọn hộ tham gia.
Nội dung 2: Xây dựng vườn nhân giống cây dược liệu Cát sâm, Sâm cau tại huyện Văn Yên
Kết quả việc xây dựng, thiết kế vườn ươm: đơn vị chủ trì đã bàn giao, cung cấp đầy đủ vật tư cho hộ ông Cư A Dín nhằm xây dựng vườn ươm giống cây dược liệu với quy mô 300 m2
. Trong thời gian từ ngày 15, nhóm thực hiện đề tài đã chỉ đạo, hướng dẫn hộ ông Cư A Dín các bước xây dựng vườn ươm nhân giống cây dược liệu. Kết quả đã xây dựng được 01 vườn nhân giống với quy mô 300 m2 , vườn ươm được thiết kế đáp ứng đúng các tiêu chí kỹ thuật đề ra và chia ra làm các luống thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý cây con và xung quanh được chắn bởi lưới để chống gà và một số động vật gây hại đến vườn ươm.
Qua thời gian 1 năm triển khai thực hiện (từ tháng 7/2020 đến hết tháng 7/2021), đề tài đã đạt được kết quả như mong đợi, cụ thể: Đối với cây Sâm cau, với 1.570 kg củ giống được cắt ra và đạt được 71.050 hom giống. Sau thời gian giâm hom vào cát rồi chuyển sang bầu đất, kết quả cho thấy số hom giống sống đạt 67.260 cây. Cây giống được chăm sóc đảm bảo theo hướng dẫn kỹ thuật, kết quả có 66.150 cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, có chiều cao cây từ 24 cm trở lên, cây không bị nhiễm sâu bệnh hại, tương ứng với tỷ lệ xuất vườn đạt 98,3%. - Đối với cây Cát sâm, sau thời gian gieo ươm hạt giống khoảng hơn 7 tháng, với 11 kg giống đầu tư ban đầu, đã nhân giống được 24.750 bầu cây giống Cát sâm và sau các tháng theo dõi, số cây giống sống đạt 23.760 cây. Cây giống trong vườn ươm được chăm sóc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, kết quả đạt được 21.710 cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, có chiều cao cây trung bình từ 15 cm trở lên, cây không bị nhiễm sâu bệnh hại, tương ứng với tỷ lệ xuất vườn đạt 91,4%.
Nội dung 3: Đánh giá tính thích ứng của cây dược liệu Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Sau khi kết thúc công việc xây dựng vườn ươm.
Đề tài đã lựa chọn 01 hộ dân (hộ ông Cư A Dín) ở thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên đủ tiêu chí về đất đai và sẵn sàng đối ứng công tham gia thực hiện đề tài. Kết quả theo dõi cho thấy, năm 2021, tỷ lệ sống của cây Cát sâm ở các nền đất dao động từ 95,33 –96,67%. Đến hết năm 2022, tỷ lệ sống giảm xuống còn 92%. Theo dõi trong những tháng tiếp theo, thấy tỷ lệ sống của các điểm giảm dần và đến thời điểm hết tháng 5/2023, tỷ lệ sống trung bình đạt 91%.
Đối với cây Cát sâm, năm 2021, chiều cao cây trung bình chung của các nền đất khác nhau dao động từ 25,37 đến 27,42 cm. Năm 2022, chiều cao cây trung bình dao động từ 146,71 – 146,81 cm và đến năm 2023, chiều cao trung bình chung đạt từ 263,80 – 263,98 cm. Tính đến thời điểm tháng 5/2023, tại một số điểm theo dõi, có những cây Cát sâm đo được chiều cao cây lên tới 308 – 310 cm. Đối với cây Sâm cau, chiều cao cây trung bình chung của năm 2021 đạt 23,15 – 29,56 cm. Đến năm 2022, chiều cao cây trung bình của các nền đất từ 44,96 – 47,11 cm và tính đến tháng 5 năm 2023, chiều cao cây đạt từ 41,96 –44,3 cm. Đặc thù cây Sâm cau được trồng tại vùng đất Nà Hẩu khi gặp điều kiện thời tiết lạnh sẽ bị lụi đi (vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12) và mọc dần trở lại vào khoảng thời gian từ tháng 1 – 2 năm sau, do đó chiều cao cây tính đến tháng 5 năm 2023 nhìn chung thấp hơn so với năm 2022, tuy nhiên thời điểm tháng 5, 6, 7, 8, 9 là thời điểm cây phát triển mạnh, do đó năm 2023 theo dõi đến hết tháng 5 nên chiều cao cây ở bảng số liệu cho thấy năm 2023 thấp hơn so với năm 2022. Đối với tất cả các loại cây trồng, yếu tố năng suất được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá được hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên cây dược liệu, ngoài yếu tố năng suất thì tính dược lý của cây mới là yếu tố quyết định đến chất lượng của dược liệu. Kết quả theo dõi về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây Cát sâm và Sâm cau tính đến thời điểm hết tháng 5/2023 sau thời gian 22 tháng sau trồng (tính từ thời điểm tháng 7/2021 đến hết tháng 5/2023), cụ thể: Đối với cây Cát sâm, chiều dài củ trung bình của các nền đất dao động từ 70 – 72,67 cm; đường kính củ đạt từ 2,7 – 2,87 cm; trọng lượng củ trung bình từ 466,67 – 523,33 gram và năng suất lý thuyết đạt 59,45 – 66,67 tạ/ha. Do Cát Sâm mới trồng được 22 tháng đến thời điểm nghiệm thu cây chưa tối ưu cho năng suất nên nhóm nghiên cứu mới chỉ thu mẫu để đánh giá năng suất lý thuyết để tránh lãng phí cho hộ sản xuất nhóm chưa đánh giá năng suất thực thu. Thực tế cho thấy năng suất của cây Cát Sâm chưa đạt so với thuyết minh đề ra do một số nguyên nhân: (1) Thời tiết khí hậu khắc nghiệt tại Nà Hẩu những năm gần đây dẫn đến lạnh kéo dài trong năm và lạnh buốt kèm theo sương muối một số vùng dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, (2) Thực tế cho thấy cây Cát sâm cho năng suất và chất lượng tốt sau trồng 5 năm (Theo báo cáo kết quả dự án ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm thu được bước đầu của dự án phần lớn là củ tươi, năng suất củ tươi thu được sau 5 năm trồng tương ứng 15 – 20 tấn/ha (Vũ Thị Nguyên, báo cáo tổng kết dự án năm 2021)). Như vậy thời gian cho năng suất và chất lượng của củ Cát Sâm đạt yêu cầu thực tế sau trồng 5 năm mới cho hiệu quả tốt. Đối với cây Sâm cau, chiều dài củ trung bình từ 11,89 – 14,65 cm; đường kính củ đạt 1,06 – 1,08 cm; trọng lượng củ trung bình 15,67 – 19,33 gram và năng suất lý thuyết đạt được 9,20 – 11,86 tạ/ha. Sau 22 tháng trồng kết quả cho thấy năng suất của Sâm cau chưa đạt được so với thuyết minh đề ra (Nguyên nhân: (1) Do thời tiết những năm gần đây biến đổi khí hậu diễn ra ở khắp các vùng trong đó Nà Hầu là vùng có thời tiết lạnh trong một số năm gần đây kéo dài và lạnh buốt về đêm nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, (2) giai đoạn xây dựng thuyết minh năm 2019 chưa có kết quả nghiên cứu công bố về thời gian cụ thể để thu hoạch đạt hiệu quả nhất, thông thường sau 3 năm năng suất của Sâm cau chỉ đạt 1,94 - 2,62 tấn/ha (Theo kết quả nghiên thì sâm cau trồng với khoảng cách 10 x 20 cm cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 2,62 tấn/ha ở năm thứ 3). Như vậy kết quả nghiên cứu tại Nà Hẩu cho thấy năng suất mặc dù không đạt so với thuyết minh đề ra nhưng so với kết quả nghiên cứu của đề tài thì phù hợp với đặc tính của cây trồng và là tiềm năng cho phát triển loại cây dược liệu này tại xã Nà hẩu của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái: Các loại phân bón hữu cơ khác cho sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây Cát sâm và Sâm cau được trồng tại xã Nà Hẩu là khác nhau trong đó CT2 cho năng suất cao nhất của cây Cát Sâm đạt 70,96 tạ/ha, Với cây Sâm cau thì CT1 cho năng suất cao nhất đạt 11,82 tạ/ha, tuy nhiên khi xử lý thống kê thì sai khác không có ý nghĩa. Do đó có thể sử dụng các loại phân như đã nêu hoặc các loại phân hữu cơ khác có thành phần tương tự để trồng và chăm sóc Cát Sâm và Sâm cau.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết chuỗi
giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm dược liệu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Trong sản xuất nông sản, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Để đảm bảo cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Cát sâm và Sâm cau (sau khi được thu hoạch) của đề tài, đơn vị chủ trì đã đề xuất việc thực hiện phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm dược liệu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Cụ thể, đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất dược liệu tại xã Nà Hẩu (theo Quyết định số 47A/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND xã Nà Hẩu), đại diện là ông Cư A Dín – Hộ dân tham gia thực hiện đề tài, đồng thời là Chủ tịch Hội Nông dân là Tổ trưởng Tổ hợp tác, trong đó có 4 thành viên tổ hợp tác là các hộ tham gia vào mô hình trồng và chăm sóc cho hộ ông Dín và các hộ này có mong muốn tham gia để bán sản phẩm cho tổ hợp tác khi có sản phẩm và mong muốn mở rộng mô hình trồng dược liệu từ mô hình nhà ông Dín, và hộ đã tham gia vào chuỗi dược liệu của của HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu kinh doanh dịch vụ trải nghiệm và khai thác vùng dược liệu của xã. Mặt khác tổ hợp tác sẽ là đơn vị thu gom dược liệu và phối hợp với HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu để thu gom và bán sản phẩm cho cả HTX Nông nghiệp và du lịch tại chỗ. Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì đã làm việc với Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn (Địa chỉ: Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), là đơn vị chuyên sản xuất, thu mua các sản phẩm dược liệu để tiến hành thực hiện việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Ngày 28/4/2023, Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn đã đến tham quan, khảo sát khu vực sản xuất cây Cát sâm và Sâm cau tại xã Nà Hẩu, đơn vị liên kết cũng đã tiến hành đào thử mẫu cây lên để đánh giá sự phát triển và dự kiến thời gian thu hoạch của cây Cát sâm và Sâm cau được trồng tại hộ ông Cư A Dín. Kết quả: Ngày 28/4/2023, Tổ hợp tác sản xuất dược liệu xã Nà Hẩu cùng Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn tiến hành ký kết hợp đồng số 20/HĐLKYDBS về việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu (Cát sâm và Sâm cau). Nội dung hợp đồng bao gồm 9 điều khoản, trong đó có thể hiện việc Công
ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn cam kết thu mua sản phẩm dược liệu từ đề tài với giá cả phù hợp với thời điểm thu hoạch, giao dịch cho bên Tổ hợp tác sản xuất dược liệu xã Nà Hẩu. Qua quá trình khảo sát, thu mẫu cây Cát sâm và Sâm cau, Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn khuyến cáo để thời gian thu hoạch diện tích 2,0 ha Cát sâm và Sâm cau này vào thời điểm khoảng tháng 8 năm 2024 đối với cây Sâm cau, và sau 2 năm sau đối với cây Cát sâm để đảm bảo năng suất và chất lượng của 2 loại dược liệu này. Đồng thời cam kết thu mua toàn bộ dược liệu với giá theo thị trường không chỉ 2,0 ha mô hình mà còn tìm kiếm một số sản phẩm dược liệu từ HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu để thu gom cho công ty.
Nội dung 5: Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương : Để phổ biến kiến thức về cây dược liệu Cát sâm và Sâm cau cho người dân, tháng 4 năm 2023, nhóm nghiên cứu đề tài đã xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau dựa trên kết hợp tổng quan từ các nghiên cứu trong và ngoài nước và đồng thời từ
chính kết quả nghiên cứu của đề tài. Bộ tài liệu này đã được hiệu chỉnh thành 02 bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cho cây Cát sâm và Sâm cau phù hợp với điều kiện tự nhiên tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chi tiết về 02 bản hướng dẫn kỹ thuật được nhóm nghiên cứu đính kèm tại Phụ lục báo cáo. Trong đó khai thác thể mạnh của vùng nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng chăm sóc Cát sâm cà Sâm cau phù hợp với thực tế của vùng nghiên cứu trong đó: Với cây Cát Sâm nền đất để làm vườn ươm là nền đất phẳng, thoát nước. Vật liệu để đóng bầu là tầng đất đỏ cách mặt đất 20- 30 cm phối trộn với trấu hun và bổ sung lân theo tỷ lệ 5:1:0,2 để đóng bầu. Sau khi tra hạt xong cần phủ một lớp trấu mỏng lên bề mặt để giữ ẩm đồng thời tưới nước không bị bật hạt lầm hỏng mầm hạt. Với cây Sâm cau vườn ươm sử dựng nền đất san phẳng và thoát nước. Với sâm câu cần ủ giống vào cát đã xử lý nấm bệnh, thời gian ủ cát khoảng 75 ngày để cho nảy mầm đều, ổn định rễ trước khi tra cây vào bầu đất. Bầu đất tương tự như với bầu Cát sâm. Chi tiết cụ thể 2 bản hướng dẫn kỹ thuật kèm theo phần phụ lục.
Nội dung 6: Tập huấn hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái: tổ chức 01 lớp tập huấn (30 người /lớp) cho các Khuyến nông viên cơ sở, các hộ dân tham gia mô hình và trong vùng triển khai đề tài về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Lớp tập huấn được tổ chức trong 1 tuổi với nội dung lý thuyết và thảo luận tại hội trường kết hợp tham quan trực tiếp vườn trồng được liệu của hộ ông Cư A Dín. Thông qua các lớp tập huấn, các giảng viên đã trình bày chia sẻ những thông tin, kiến thức, những biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau. 100% người tham gia đã hiểu biết về cây Cát sâm và Sâm cau, có khả năng áp dụng bản hướng dẫn kĩ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau phù hợp với điều kiện hộ gia đình tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tạo cơ hội lan tỏa và chia sẻ những kiến thức cho các hộ dân trồng cây dược liệu trong khu vực, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
cho người nông dân.
Nội dung 7: Hội nghị đầu bờ
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề tài, nhằm đánh giá những kết quả đạt được về việc thử nghiệm cây dược liệu Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Để rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện báo cáo tổng kết đề tài và định hướng áp dụng những thành công của đề tài vào sản xuất tại địa phương, đơn vị chủ trì đề tài đã phối hợp với UBND xã Nà Hẩu tổ chức hội nghị khoa học vào ngày 26/4/2023, tại Hội trường UBND xã Nà Hẩu, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái. Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đại diện cho Sở KH&CN, các phòng chức năng của huyện Văn Yên và các cơ quan đoàn thể xã có liên quan, các hộ dân tham gia xây dựng mô hình. Hội nghị được nghe giới thiệu kết quả thực hiện đề tài, tham quan thực tế vườn sản xuất Cát sâm và Sâm cau của đề tài. Tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến
phát biểu thảo luận đánh giá kết quả thực hiện, nêu lên những thuận lợi khó khăn trong việc sản xuất cây dược liệu nói chung, cây Cát sâm và Sâm cau nói riêng, và đề xuất định hướng giải pháp cho thời gian tới. Tập hợp ý kiến với những kết luận chính như sau: Cơ bản nhất trí với báo cáo tổng kết đề tài do đơn vị chủ trì xây dựng, đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao, làm cơ sở để nhân rộng và phát triển ra sản xuất. Các sản phẩm đề tài đã hoàn thành đủ sản phẩm, chất lượng sản phẩm đạt theo tiêu chí đặt ra. Kết quả đề tài đã thể hiện cây Cát sâm và Sâm cau có khả năng thích ứng và sản xuất được ở tỉnh Yên Bái, trong đó khâu lựa chọn khu vực có điều kiện lập địa, sinh thái phù hợp cho từng loài và hộ dân tham gia có nguyện vọng, khả năng canh tác tốt là rất quan trọng quyết định đến thành công sản xuất. Sản phẩm Cát sâm và Sâm cau là hàng hóa cao cấp, mang tính dược liệu từ tự nhiên có nhu cầu sử dụng ngày càng cao, trong khi quy mô sản xuất trên cả nước không nhiều, việc mở rộng sản xuất tại tỉnh Yên Bái trong thời gian sớm sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá cả và thị trường tiêu thụ.
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 6/2020 đến tháng 5/2023
Kinh phí thực hiện: 1.111,64 triệu đồng (Trong đó ngân sách nhà nước là 899,740 triệu đồng)
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi.Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sỹ Hà Duy Trường.
Người tham gia chính:
1. Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Anh
2. Thạc sỹ Vũ Văn Dũng
3. Kỹ sư Phạm Quang Huy
4. Tiến sỹ Trần Trung Kiên
5. Thạc sỹ Dương Hữu Lộc
6. Thạc sỹ Đào Thanh Tùng
7. Tiến sỹ Bùi Tri Thức
8. Kỹ sư Đào Ngọc Cường
Mục tiêu nhiệm vụ:
Nội dung 1: Khảo sát, lựa chọn hộ tham gia thực hiện trồng cây dược liệu Cát sâm, Sâm cau tại huyện Văn Yên.
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã thành lập các tổ đi điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng với các nội dung sau:
- Thu thập thông tin từ các tài liệu, số liệu liên quan của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Yên, từ báo cáo tổng hợp của cán bộ khuyến nông xã Nà Hẩu.
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Yên, UBND xã Nà Hẩu lựa chọn những hộ có đủ điều kiện đất đai, khả năng tiếp thu những kỹ thuật do đơn vị chủ trì chuyển giao để thực hiện đề tài.
- Lựa chọn được hộ dân tham gia đề tài, ký kết hợp đồng tham gia thực hiện thuộc đề tài KH&CN.
Kết quả thực hiện: Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 7 năm 2020, nhóm triển khai thực hiện đề
tài đã phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Yên và UBND xã Nà Hẩu để lựa chọn được hộ tham gia thực hiện đề tài, và đã lựa chọn được hộ ông Cư A Dín (địa chỉ: Thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đáp ứng đủ các tiêu chí lựa chọn hộ tham gia.
Nội dung 2: Xây dựng vườn nhân giống cây dược liệu Cát sâm, Sâm cau tại huyện Văn Yên
Kết quả việc xây dựng, thiết kế vườn ươm: đơn vị chủ trì đã bàn giao, cung cấp đầy đủ vật tư cho hộ ông Cư A Dín nhằm xây dựng vườn ươm giống cây dược liệu với quy mô 300 m2
. Trong thời gian từ ngày 15, nhóm thực hiện đề tài đã chỉ đạo, hướng dẫn hộ ông Cư A Dín các bước xây dựng vườn ươm nhân giống cây dược liệu. Kết quả đã xây dựng được 01 vườn nhân giống với quy mô 300 m2 , vườn ươm được thiết kế đáp ứng đúng các tiêu chí kỹ thuật đề ra và chia ra làm các luống thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý cây con và xung quanh được chắn bởi lưới để chống gà và một số động vật gây hại đến vườn ươm.
Qua thời gian 1 năm triển khai thực hiện (từ tháng 7/2020 đến hết tháng 7/2021), đề tài đã đạt được kết quả như mong đợi, cụ thể: Đối với cây Sâm cau, với 1.570 kg củ giống được cắt ra và đạt được 71.050 hom giống. Sau thời gian giâm hom vào cát rồi chuyển sang bầu đất, kết quả cho thấy số hom giống sống đạt 67.260 cây. Cây giống được chăm sóc đảm bảo theo hướng dẫn kỹ thuật, kết quả có 66.150 cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, có chiều cao cây từ 24 cm trở lên, cây không bị nhiễm sâu bệnh hại, tương ứng với tỷ lệ xuất vườn đạt 98,3%. - Đối với cây Cát sâm, sau thời gian gieo ươm hạt giống khoảng hơn 7 tháng, với 11 kg giống đầu tư ban đầu, đã nhân giống được 24.750 bầu cây giống Cát sâm và sau các tháng theo dõi, số cây giống sống đạt 23.760 cây. Cây giống trong vườn ươm được chăm sóc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, kết quả đạt được 21.710 cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, có chiều cao cây trung bình từ 15 cm trở lên, cây không bị nhiễm sâu bệnh hại, tương ứng với tỷ lệ xuất vườn đạt 91,4%.
Nội dung 3: Đánh giá tính thích ứng của cây dược liệu Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Sau khi kết thúc công việc xây dựng vườn ươm.
Đề tài đã lựa chọn 01 hộ dân (hộ ông Cư A Dín) ở thôn Ba Khuy, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên đủ tiêu chí về đất đai và sẵn sàng đối ứng công tham gia thực hiện đề tài. Kết quả theo dõi cho thấy, năm 2021, tỷ lệ sống của cây Cát sâm ở các nền đất dao động từ 95,33 –96,67%. Đến hết năm 2022, tỷ lệ sống giảm xuống còn 92%. Theo dõi trong những tháng tiếp theo, thấy tỷ lệ sống của các điểm giảm dần và đến thời điểm hết tháng 5/2023, tỷ lệ sống trung bình đạt 91%.
Đối với cây Cát sâm, năm 2021, chiều cao cây trung bình chung của các nền đất khác nhau dao động từ 25,37 đến 27,42 cm. Năm 2022, chiều cao cây trung bình dao động từ 146,71 – 146,81 cm và đến năm 2023, chiều cao trung bình chung đạt từ 263,80 – 263,98 cm. Tính đến thời điểm tháng 5/2023, tại một số điểm theo dõi, có những cây Cát sâm đo được chiều cao cây lên tới 308 – 310 cm. Đối với cây Sâm cau, chiều cao cây trung bình chung của năm 2021 đạt 23,15 – 29,56 cm. Đến năm 2022, chiều cao cây trung bình của các nền đất từ 44,96 – 47,11 cm và tính đến tháng 5 năm 2023, chiều cao cây đạt từ 41,96 –44,3 cm. Đặc thù cây Sâm cau được trồng tại vùng đất Nà Hẩu khi gặp điều kiện thời tiết lạnh sẽ bị lụi đi (vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12) và mọc dần trở lại vào khoảng thời gian từ tháng 1 – 2 năm sau, do đó chiều cao cây tính đến tháng 5 năm 2023 nhìn chung thấp hơn so với năm 2022, tuy nhiên thời điểm tháng 5, 6, 7, 8, 9 là thời điểm cây phát triển mạnh, do đó năm 2023 theo dõi đến hết tháng 5 nên chiều cao cây ở bảng số liệu cho thấy năm 2023 thấp hơn so với năm 2022. Đối với tất cả các loại cây trồng, yếu tố năng suất được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá được hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên cây dược liệu, ngoài yếu tố năng suất thì tính dược lý của cây mới là yếu tố quyết định đến chất lượng của dược liệu. Kết quả theo dõi về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây Cát sâm và Sâm cau tính đến thời điểm hết tháng 5/2023 sau thời gian 22 tháng sau trồng (tính từ thời điểm tháng 7/2021 đến hết tháng 5/2023), cụ thể: Đối với cây Cát sâm, chiều dài củ trung bình của các nền đất dao động từ 70 – 72,67 cm; đường kính củ đạt từ 2,7 – 2,87 cm; trọng lượng củ trung bình từ 466,67 – 523,33 gram và năng suất lý thuyết đạt 59,45 – 66,67 tạ/ha. Do Cát Sâm mới trồng được 22 tháng đến thời điểm nghiệm thu cây chưa tối ưu cho năng suất nên nhóm nghiên cứu mới chỉ thu mẫu để đánh giá năng suất lý thuyết để tránh lãng phí cho hộ sản xuất nhóm chưa đánh giá năng suất thực thu. Thực tế cho thấy năng suất của cây Cát Sâm chưa đạt so với thuyết minh đề ra do một số nguyên nhân: (1) Thời tiết khí hậu khắc nghiệt tại Nà Hẩu những năm gần đây dẫn đến lạnh kéo dài trong năm và lạnh buốt kèm theo sương muối một số vùng dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, (2) Thực tế cho thấy cây Cát sâm cho năng suất và chất lượng tốt sau trồng 5 năm (Theo báo cáo kết quả dự án ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm thu được bước đầu của dự án phần lớn là củ tươi, năng suất củ tươi thu được sau 5 năm trồng tương ứng 15 – 20 tấn/ha (Vũ Thị Nguyên, báo cáo tổng kết dự án năm 2021)). Như vậy thời gian cho năng suất và chất lượng của củ Cát Sâm đạt yêu cầu thực tế sau trồng 5 năm mới cho hiệu quả tốt. Đối với cây Sâm cau, chiều dài củ trung bình từ 11,89 – 14,65 cm; đường kính củ đạt 1,06 – 1,08 cm; trọng lượng củ trung bình 15,67 – 19,33 gram và năng suất lý thuyết đạt được 9,20 – 11,86 tạ/ha. Sau 22 tháng trồng kết quả cho thấy năng suất của Sâm cau chưa đạt được so với thuyết minh đề ra (Nguyên nhân: (1) Do thời tiết những năm gần đây biến đổi khí hậu diễn ra ở khắp các vùng trong đó Nà Hầu là vùng có thời tiết lạnh trong một số năm gần đây kéo dài và lạnh buốt về đêm nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, (2) giai đoạn xây dựng thuyết minh năm 2019 chưa có kết quả nghiên cứu công bố về thời gian cụ thể để thu hoạch đạt hiệu quả nhất, thông thường sau 3 năm năng suất của Sâm cau chỉ đạt 1,94 - 2,62 tấn/ha (Theo kết quả nghiên thì sâm cau trồng với khoảng cách 10 x 20 cm cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 2,62 tấn/ha ở năm thứ 3). Như vậy kết quả nghiên cứu tại Nà Hẩu cho thấy năng suất mặc dù không đạt so với thuyết minh đề ra nhưng so với kết quả nghiên cứu của đề tài thì phù hợp với đặc tính của cây trồng và là tiềm năng cho phát triển loại cây dược liệu này tại xã Nà hẩu của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái: Các loại phân bón hữu cơ khác cho sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây Cát sâm và Sâm cau được trồng tại xã Nà Hẩu là khác nhau trong đó CT2 cho năng suất cao nhất của cây Cát Sâm đạt 70,96 tạ/ha, Với cây Sâm cau thì CT1 cho năng suất cao nhất đạt 11,82 tạ/ha, tuy nhiên khi xử lý thống kê thì sai khác không có ý nghĩa. Do đó có thể sử dụng các loại phân như đã nêu hoặc các loại phân hữu cơ khác có thành phần tương tự để trồng và chăm sóc Cát Sâm và Sâm cau.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết chuỗi
giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm dược liệu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Trong sản xuất nông sản, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Để đảm bảo cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Cát sâm và Sâm cau (sau khi được thu hoạch) của đề tài, đơn vị chủ trì đã đề xuất việc thực hiện phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm dược liệu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Cụ thể, đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất dược liệu tại xã Nà Hẩu (theo Quyết định số 47A/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND xã Nà Hẩu), đại diện là ông Cư A Dín – Hộ dân tham gia thực hiện đề tài, đồng thời là Chủ tịch Hội Nông dân là Tổ trưởng Tổ hợp tác, trong đó có 4 thành viên tổ hợp tác là các hộ tham gia vào mô hình trồng và chăm sóc cho hộ ông Dín và các hộ này có mong muốn tham gia để bán sản phẩm cho tổ hợp tác khi có sản phẩm và mong muốn mở rộng mô hình trồng dược liệu từ mô hình nhà ông Dín, và hộ đã tham gia vào chuỗi dược liệu của của HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu kinh doanh dịch vụ trải nghiệm và khai thác vùng dược liệu của xã. Mặt khác tổ hợp tác sẽ là đơn vị thu gom dược liệu và phối hợp với HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu để thu gom và bán sản phẩm cho cả HTX Nông nghiệp và du lịch tại chỗ. Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì đã làm việc với Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn (Địa chỉ: Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), là đơn vị chuyên sản xuất, thu mua các sản phẩm dược liệu để tiến hành thực hiện việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Ngày 28/4/2023, Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn đã đến tham quan, khảo sát khu vực sản xuất cây Cát sâm và Sâm cau tại xã Nà Hẩu, đơn vị liên kết cũng đã tiến hành đào thử mẫu cây lên để đánh giá sự phát triển và dự kiến thời gian thu hoạch của cây Cát sâm và Sâm cau được trồng tại hộ ông Cư A Dín. Kết quả: Ngày 28/4/2023, Tổ hợp tác sản xuất dược liệu xã Nà Hẩu cùng Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn tiến hành ký kết hợp đồng số 20/HĐLKYDBS về việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu (Cát sâm và Sâm cau). Nội dung hợp đồng bao gồm 9 điều khoản, trong đó có thể hiện việc Công
ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn cam kết thu mua sản phẩm dược liệu từ đề tài với giá cả phù hợp với thời điểm thu hoạch, giao dịch cho bên Tổ hợp tác sản xuất dược liệu xã Nà Hẩu. Qua quá trình khảo sát, thu mẫu cây Cát sâm và Sâm cau, Công ty Cổ phần Lâm Y dược Bắc Sơn khuyến cáo để thời gian thu hoạch diện tích 2,0 ha Cát sâm và Sâm cau này vào thời điểm khoảng tháng 8 năm 2024 đối với cây Sâm cau, và sau 2 năm sau đối với cây Cát sâm để đảm bảo năng suất và chất lượng của 2 loại dược liệu này. Đồng thời cam kết thu mua toàn bộ dược liệu với giá theo thị trường không chỉ 2,0 ha mô hình mà còn tìm kiếm một số sản phẩm dược liệu từ HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu để thu gom cho công ty.
Nội dung 5: Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương : Để phổ biến kiến thức về cây dược liệu Cát sâm và Sâm cau cho người dân, tháng 4 năm 2023, nhóm nghiên cứu đề tài đã xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau dựa trên kết hợp tổng quan từ các nghiên cứu trong và ngoài nước và đồng thời từ
chính kết quả nghiên cứu của đề tài. Bộ tài liệu này đã được hiệu chỉnh thành 02 bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cho cây Cát sâm và Sâm cau phù hợp với điều kiện tự nhiên tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chi tiết về 02 bản hướng dẫn kỹ thuật được nhóm nghiên cứu đính kèm tại Phụ lục báo cáo. Trong đó khai thác thể mạnh của vùng nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng chăm sóc Cát sâm cà Sâm cau phù hợp với thực tế của vùng nghiên cứu trong đó: Với cây Cát Sâm nền đất để làm vườn ươm là nền đất phẳng, thoát nước. Vật liệu để đóng bầu là tầng đất đỏ cách mặt đất 20- 30 cm phối trộn với trấu hun và bổ sung lân theo tỷ lệ 5:1:0,2 để đóng bầu. Sau khi tra hạt xong cần phủ một lớp trấu mỏng lên bề mặt để giữ ẩm đồng thời tưới nước không bị bật hạt lầm hỏng mầm hạt. Với cây Sâm cau vườn ươm sử dựng nền đất san phẳng và thoát nước. Với sâm câu cần ủ giống vào cát đã xử lý nấm bệnh, thời gian ủ cát khoảng 75 ngày để cho nảy mầm đều, ổn định rễ trước khi tra cây vào bầu đất. Bầu đất tương tự như với bầu Cát sâm. Chi tiết cụ thể 2 bản hướng dẫn kỹ thuật kèm theo phần phụ lục.
Nội dung 6: Tập huấn hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái: tổ chức 01 lớp tập huấn (30 người /lớp) cho các Khuyến nông viên cơ sở, các hộ dân tham gia mô hình và trong vùng triển khai đề tài về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Lớp tập huấn được tổ chức trong 1 tuổi với nội dung lý thuyết và thảo luận tại hội trường kết hợp tham quan trực tiếp vườn trồng được liệu của hộ ông Cư A Dín. Thông qua các lớp tập huấn, các giảng viên đã trình bày chia sẻ những thông tin, kiến thức, những biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau. 100% người tham gia đã hiểu biết về cây Cát sâm và Sâm cau, có khả năng áp dụng bản hướng dẫn kĩ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Cát sâm và Sâm cau phù hợp với điều kiện hộ gia đình tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tạo cơ hội lan tỏa và chia sẻ những kiến thức cho các hộ dân trồng cây dược liệu trong khu vực, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
cho người nông dân.
Nội dung 7: Hội nghị đầu bờ
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề tài, nhằm đánh giá những kết quả đạt được về việc thử nghiệm cây dược liệu Cát sâm và Sâm cau tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Để rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện báo cáo tổng kết đề tài và định hướng áp dụng những thành công của đề tài vào sản xuất tại địa phương, đơn vị chủ trì đề tài đã phối hợp với UBND xã Nà Hẩu tổ chức hội nghị khoa học vào ngày 26/4/2023, tại Hội trường UBND xã Nà Hẩu, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái. Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đại diện cho Sở KH&CN, các phòng chức năng của huyện Văn Yên và các cơ quan đoàn thể xã có liên quan, các hộ dân tham gia xây dựng mô hình. Hội nghị được nghe giới thiệu kết quả thực hiện đề tài, tham quan thực tế vườn sản xuất Cát sâm và Sâm cau của đề tài. Tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến
phát biểu thảo luận đánh giá kết quả thực hiện, nêu lên những thuận lợi khó khăn trong việc sản xuất cây dược liệu nói chung, cây Cát sâm và Sâm cau nói riêng, và đề xuất định hướng giải pháp cho thời gian tới. Tập hợp ý kiến với những kết luận chính như sau: Cơ bản nhất trí với báo cáo tổng kết đề tài do đơn vị chủ trì xây dựng, đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao, làm cơ sở để nhân rộng và phát triển ra sản xuất. Các sản phẩm đề tài đã hoàn thành đủ sản phẩm, chất lượng sản phẩm đạt theo tiêu chí đặt ra. Kết quả đề tài đã thể hiện cây Cát sâm và Sâm cau có khả năng thích ứng và sản xuất được ở tỉnh Yên Bái, trong đó khâu lựa chọn khu vực có điều kiện lập địa, sinh thái phù hợp cho từng loài và hộ dân tham gia có nguyện vọng, khả năng canh tác tốt là rất quan trọng quyết định đến thành công sản xuất. Sản phẩm Cát sâm và Sâm cau là hàng hóa cao cấp, mang tính dược liệu từ tự nhiên có nhu cầu sử dụng ngày càng cao, trong khi quy mô sản xuất trên cả nước không nhiều, việc mở rộng sản xuất tại tỉnh Yên Bái trong thời gian sớm sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá cả và thị trường tiêu thụ.
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 6/2020 đến tháng 5/2023
Kinh phí thực hiện: 1.111,64 triệu đồng (Trong đó ngân sách nhà nước là 899,740 triệu đồng)
Các bài khác
- THÔNG BÁO TRÚNG TUYỂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐỢT 1, NĂM 2023
(05/09/2023)
- THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỢT 1, NĂM 2023 (04/07/2023)
- Thông báo các tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt 2, năm 2021. (29/10/2021)
- Tên nhiệm vụ: Rà soát và đề xuất các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng; xác định loại hình đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ nhằm xây dựng thương hiệu các sản phẩm của tỉnh
(27/04/2020)
- Tên nhiệm vụ: Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể “Thịt hun khói Mường Lò” cho sản phẩm thịt hun khói của vùng Mường Lò, tỉnh Yên Bái. (27/12/2019)
- Tên nhiệm vụ: Đánh giá khả năng thích ứng giống táo Tao05 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (27/12/2019)
- Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vườn ươm giống cam, quýt đảm bảo chất lượng bằng phương pháp ghép tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (27/12/2019)
- Tên nhiệm vụ: Dự án khoa học “Xác lập quyền đối với Nhãn hiệu tập thể Gạo Bạch Hà cho sản phẩm gạo của xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ”. (27/12/2019)
- Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn mới phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu sắn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (03/12/2019)
- Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại quế tại tỉnh Yên Bái. (02/10/2019)
Xem thêm »