Trình độ công nghệ của doanh nghiệp quyết định đến tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Hiện trạng công nghệ của ngành và lĩnh vực sản xuất, năng lực thích ứng và khả năng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp có thể được kiểm định bằng khả năng cạnh tranh, mức độ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường trong và ngoài nước và do đó liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đoàn công tác tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá trình độ và năng lực sản xuất trực tiếp tại các doanh nghiệp
Nhằm nắm bắt được hiện trạng công nghệ sản xuất, khả năng khai thác và làm chủ, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái; xây dựng bổ sung cơ sở dữ liệu về hiện trạng công nghệ, trình độ công nghệ sản xuất, tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, năng lực công nghệ hiện có để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Kinh tế các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng và đánh giá tổng thể trình độ, năng lực đổi mới công nghệ của 45 doanh nghiệp sản xuất thuộc một số ngành công nghiệp chủ yếu như: chế biến chè, chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, sản xuất vật liệu xây dựng... trên địa bàn tỉnh, kết quả cụ thể như sau:
Nhóm điều tra đã tiến hành điều tra trực tiếp tại các doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp chế biến gỗ, 11 doanh nghiệp chế biến chè, 07 doanh nghiệp chế biến tinh dầu quế, 03 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, 07 doanh nghiệp khai thác và chế biến đá, 03 doanh nghiệp sản xuất cơ khí, 01 doanh nghiệp sản xuất tinh dầu thực vật và 02 doanh nghiệp chế biến nông sản. Các doanh nghiệp được điều tra trong năm 2022 chủ yếu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lao động trong doanh nghiệp dưới 100 người (với 41 doanh nghiệp); 03 doanh nghiệp có quy mô vừa với số lao động trong doanh nghiệp từ 100 đến 200 người (Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, Công ty cổ phần Yên Thành và Hợp tác xã cựu chiến binh Hán Đà) và 01 doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 200 người (Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam).
Các nhóm ngành tiến hành đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất năm 2022 chủ yếu đều đạt mức trình độ và năng lực công nghệ trung bình (29 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 64,44%), lạc hậu (16 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 35.56%). Kết quả này thấp hơn so với kết quả đánh giá trình độ công nghệ tỉnh Yên Bái đã đánh giá trong các năm trước đó. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, nguồn nguyên liệu sản xuất thiếu, các doanh nghiệp không đầu tư được máy móc, thiết bị mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó cao nhất là ngành chế biến chè với hệ số mức độ đồng bộ là 0.381 (đạt tổng điểm 40/100 điểm) và thấp nhất là ngành sản xuất tinh dầu thực vật với hệ số mức độ đồng bộ 0.297 (đạt tổng điểm 30/100 điểm).
* Nhóm hiện trạng thiết bị công nghệ (T)
Nhóm hiện trạng, thiết bị công nghệ (T) là nhóm có số lượng tiêu chí đánh giá là lớn nhất (07 tiêu chí) với số điểm cao nhất trong số 5 thành phần (30 điểm). Nhóm T chủ yếu đánh giá về năng lực nội tại của thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp. Trong nhóm hiện trạng thiết bị công nghệ (T), theo số liệu khảo sát thì ngành sản xuất chế biến gỗ có chỉ số T là cao nhất với điểm số 16/30 và ngành chế biến nông sản có chỉ số T thấp nhất (đạt 10/30).
Qua số liệu điều tra khảo sát cho thấy phần lớn máy móc thiết bị của 45 doanh nghiệp được lắp đặt từ năm 2015 trở lại đây nên tỷ lệ khấu hao thấp, tỷ lệ khấu hao phần lớn nằm ở mức dưới 50%. Có một số doanh nghiệp chỉ có tỷ lệ khấu hao dưới 20%. Tuy máy móc được đầu tư lắp đặt trong vòng 6 năm trở lại đây nhưng số vốn doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm thiết bị công nghệ không cao. Tổng số vốn đầu tư của 45 doanh nghiệp là 347,116 tỷ đồng trong đó có 11 doanh nghiệp có số vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị dưới 1 tỷ; 29 doanh nghiệp có số vốn đầu tư cho máy móc từ 5-10 tỷ và 05 doanh nghiệp có số vốn đầu tư trên 10 tỷ. Trong đó, nhóm ngành chế biến đá có số vốn đầu tư cho máy móc thiết bị đạt cao nhất với hơn 200 tỷ đồng và thấp nhất là nhóm chế biến tinh dầu thực vật với 0,26 tỷ đồng đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất.
Về mức độ tự động hóa và tích hợp sản xuất thì các doanh nghiệp trong đợt điều tra, khảo sát năm 2022 hầu hết chưa áp dụng giải pháp quản lý sản xuất tự động như Hệ thống thu thập dữ liệu sản xuất (PDA, SCADA), hệ thống thu thập dữ liệu máy móc (MDC) hoặc hệ thống sản xuất tích hợp (CIM). Do chưa áp dụng nhiều các giải pháp quản lý sản xuất nên phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia hay cao hơn là tiêu chuẩn quốc tế.
* Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (E)
Tổng số lao động của 45 doanh nghiệp là 2.498 lao động, tương đương với bình quân một doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 56 lao động. Tuy số lượng lao động bình quân của một doanh nghiệp khá cao nhưng sự phân bố không đồng đều, điều này do một số doanh nghiệp có số lao động lớn hơn 100 người như: Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam (362 lao động) hay Công ty cổ phần Yên Thành (260 lao động), còn lại có 22 doanh nghiệp với số lao động dưới 20 người; 19 doanh nghiệp có số lượng lao động từ 20 đến 100 người. Về chất lượng nguồn nhân lực thì trong 2.498 lao động tại các doanh nghiệp chỉ có 27 lao động chuyên làm về công tác nghiên cứu, kỹ thuật; 72 lao động có trình độ cao đẳng trở lên. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp không cao, các doanh nghiệp có xu hướng tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương theo thời vụ sản xuất với trình độ thấp.
Do trình độ lao động không cao cho nên năng suất lao động thể hiện qua giá trị gia tăng bình quân của một lao động trong doanh nghiệp tạo ra trong một năm còn thấp. Đồng thời điểm số của tiêu chí số 10 thể hiện năng lực sửa chữa bảo dưỡng của cho thấy các doanh nghiệp thường có xu hướng bảo dưỡng và sửa chữa khi máy móc thiết bị có sự cố chứ ít khi chủ động có những hoạt động như bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hay bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể. Do không có sự chủ động trong việc bảo dưỡng máy móc nên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
* Nhóm năng lực tổ chức - quản lý (O)
Tổng chi cho đào tạo huấn luyện của 45 doanh nghiệp trong 3 năm 2019, 2020, 2021 vừa qua là 2,697 tỷ đồng, mức chi đào tạo chủ yếu tập trung đào tạo cho cán bộ quản lý, công nhân lành nghề tại doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa chú trọng nhiều đến khâu đào tạo cho bộ phận nhân lực, lao động phổ thông trình độ thấp của doanh nghiệp. Thế mạnh về nguồn nhân lực của doanh nghiệp chính là thế mạnh rất lớn trong cạnh tranh, vì con người sẽ quyết định tới doanh nghiệp đó có sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hay máy móc công nghệ không. Đặc biệt là nguồn lực con người có ảnh hưởng rất lớn tới những sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để đáp ứng được các nhu cầu đó không thể tự nhiên xuất hiện mà phải qua quá trình dài học tập lao động mới có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Quá trình học tập của những người lao động phải trải qua nhiều quá trình, một trong những quá trình đào tạo của người lao động chính là quá trình đào tạo trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đào tạo người lao động vì rất nhiều lý do: Người lao động mới, cần có sự đào tạo để có thể quen với công việc trong một môi trường lao động hoàn toàn mới, qua đó họ mới có thể hoà nhập nhanh chóng và có hiệu quả trong côngviệc. Còn với những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thì việc học tập của họ nhằm nâng cao những khả năng cần thiết để hoàn thành ngày càng tốt công việc mà họ đang đảm nhiệm hoặc công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn trong tương lai. Với thực trạng công tác đào tạo huấn luyện tại 45 doanh nghiệp tỉnh Yên Bái, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung cho công tác đào tạo nhiều hơn để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp mình.
Hệ thống thông tin phục vụ sản xuất, quản lý của doanh nghiệp vẫn còn rất thấp, đa số các doanh nghiệp chưa áp dụng các nội dung thông tin phục vụ sản xuất và quản lý như hệ thống thực hành sản xuất (MES); Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP); Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM); Quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM); Hệ thống lập kế hoạch sản xuất (PPS); Quản lý chuỗi cung ứng (SCM).
Với chất lượng không khí ngày càng ô nhiễm, việc xử lý và gìn giữ môi trường phải được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu, nhất là với những ngành công nghiệp như khai thác và chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, theo điều tra hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều đã có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
* Nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển (R)
Điểm số thành phần R đạt mức trung bình 05/17 điểm tối đa, cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp mới dừng ở mức có hệ thống phần cứng, phần mềm (trang bị máy vi tính, kết nối Internet,...) đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên chứ chưa có sự đầu tư ở mức quy mô hơn như: Có hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm tích hợp được ứng dụng trên toàn bộ hoạt động quản lý và tác nghiệp đến từng bộ phận hay có hệ thống phần cứng, phần mềm đủ để tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Do đa phần các doanh nghiệp là những doanh nghiệp nhỏ nên tại công tác nghiên cứu và phát triển tại bản thân doanh nghiệp chưa có. Điều này thể hiện ở việc doanh nghiệp chưa có đội ngũ nhân lực cho hoạt động R&D cũng như chưa có hạ tầng dành cho nghiên cứu và phát triển. Do không có bộ phận nghiên cứu nên sản phẩm của doanh nghiệp trong 3 năm 2019, 2020, 2021 hầu như không có sự đổi mới về sản phẩm cả về kiểu dáng và chất lượng. Chỉ có 02/45 doanh nghiệp được điều tra, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất năm 2022 là có sáng kiến đổi mới về công nghệ, kiểu dáng sản phẩm (với 05 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật).
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn giữ vững tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường cần thiết phải xây dựng được hệ thống bảo đảm chất lượng trong doanh nghiệp. Ngày nay, người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất, chất lượng đã thay thế giá cả và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường khác. Vì vậy, việc cải tiến và đổi mới sản phẩm cũng như chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự cải tiến về mẫu mã và chất lượng nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng thì sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho doanh ngiệp chiếm lĩnh được thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh nhờ đó doanh nghiệp ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phát triển và mở rộng sản xuất, mang lại lợi ích cho mọi đối tượng trong nền kinh tế xã hội.
* Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (I)
Đây là nhóm tiêu chí khác biệt nhất và hoàn toàn mới của Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN so với Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN. Tiêu chí này được xây dựng nên nhằm đánh giá việc bắt nhịp cũng như đo lường sự hiểu biết của doanh nghiệp đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thông qua các tiêu chí đánh giá thuộc nhóm I, ta thấy một thực trạng tuy chưa nhiều nhưng rất đáng mừng tại các doanh nghiệp khảo sát lần này là tuy các doanh nghiệp chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, nhưng bản thân doanh nghiệp đã có những sáng kiến nhằm tối ưu năng suất lao động cũng như cải tiến máy móc thiết bị theo hướng giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa nguồn nguyên vật liệu đầu vào (05 sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại 02 doanh nghiệp). Nhưng doanh nghiệp chỉ mới chú trọng ở khâu cải tiến máy móc thiết bị hiện đang sử dụng chứ chưa nghiên cứu và phát triển ra những công nghệ mới hoàn toàn.
Đánh giá về khả năng ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số cũng như tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quá trình, phương thức sản xuất như: Có xây dựng chiến lược chuyển đổi số hoặc sản xuất thông minh tại doanh nghiệp; Mức độ ứng dụng và phát triển các công nghệ số, bao gồm: Điện toán đám mây, robot tiên tiến, kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), tích hợp hệ thống, mô hình hóa, an ninh mạng, chuỗi khối (blockchain), vật liệu mới v.v…phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa bắt nhịp được với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay.
Điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp như: Sự lạc hậu về công nghệ, sự suy giảm giá trị sản xuất kinh doanh, tình trạng dư thừa lao động phổ thông, lao động thiếu kĩ năng, trình độ thấp, lao động không được đào tạo, đào tạo lại. Thị trường lao động truyền thống có thể bị phá vỡ, những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp hoặc ít sẽ bị đào thải và cơ cấu của nền kinh tế có nguy cơ thay đổi theo hướng tiêu cực.
Có thể nhận thấy: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên qui mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam; trong đó các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhanh nếu cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ, ngược lại, nếu lạc nhịp về công nghệ, doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp qui mô, thậm chí sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái cần cập nhật xu hướng công nghệ mới, thay đổi phương thức quản trị để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Qua quá trình điều tra, khảo sát đánh giá về trình độ, năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp cho thấy, các ngành chế biến, công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn chưa phát triển được tiềm năng xứng với với lợi thế về vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Nguyên nhân như sau:
- Hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất còn chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu. Các doanh nghiệp địa phương chưa tận dụng được cơ hội tiếp cận các công nghệ mới. Doanh nghiệp hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công; sử dụng thiết bị công nghệ không đồng bộ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến; với số vốn đầu tư ban đầu cho thiết bị công nghệ thấp; năng lực để tiếp nhận công nghệ tiên tiến vẫn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp trong tỉnh cũng ở mức rất thấp. Các doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư nhằm nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của chính bản thân các doanh nghiệp.
- Nhân lực khoa học và công nghệ làm việc trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, nhân lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thích nghi, làm chủ công nghệ trong các doanh nghiệp còn ít, do vậy hạn chế đến việc tiếp thu công nghệ tiên tiến từ bên ngoài chuyển giao cho doanh nghiệp và chưa chủ động được việc tìm kiếm công nghệ, tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ do doanh nghiệp đặt ra.
- Doanh nghiệp khó tiếp cận với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, dẫn đến thiếu vốn trong quá trình đổi mới công nghệ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái cần triển khai thực hiện một số các giải pháp sau:
* Đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, cần tập trung đổi mới công nghệ, đẩy mạnh, nâng cao, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để tận dụng khai thác tiềm năng của thị trường trong khu vực.
Thứ hai, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên xem xét việc áp dụng đổi mới công nghệ theo từng giai đoạn. Theo đó, doanh nghiệp có thể phân nhỏ quá trình đầu tư theo chu kỳ kinh doanh hoặc xem xét cải tiến theo từng công đoạn để giảm thiểu áp lực về vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần chủ động hướng tới tất cả ứng dụng công nghệ mà Cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển, không chỉ là công nghệ số, kĩ thuật dữ liệu hay kĩ thuật vật lí, mà cả công nghệ sinh học và các công nghệ mới khác. Tập trung mọi nỗ lực tạo nên những chuyển biến tích cực trong doanh nghiệp thông qua việc đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong môi trường 4.0, công nghệ, cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy sản phẩm làm trung tâm và sự ứng dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất.
Thứ bốn, thay đổi công nghệ quản trị, đặc biệt là đối với người đứng đầu tại các doanh nghiệp. Với hệ thống quản trị doanh nghiệp mới, lãnh đạo doanh nghiệp có thể theo dõi, nắm bắt hàng ngày, hàng giờ tình hình sản xuất từ khâu mua, đưa nguyên liệu, vật liệu vào sản xuất đến khi đưa sản phẩm ra thị trường, tình hình thị trường và những biến động của giá cả để có thể có biện pháp giải quyết nhanh khắc phục những tình huống và sự cố bất lợi.
Thứ năm, đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điệu kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn và nhu cầu học nghề của mình phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao cần được thực hiện trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại của đội ngũ nhân lực.
* Đối với công tác quản lý nhà nước:
Thứ nhất, các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái cần tiếp tục ban hành các quy định, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực hấp thu công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp; thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành.
Thứ hai, tăng cường hoạt động hỗ trợ, tìm kiếm, chuyển giao đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở phối hợp với các đơn vị nghiên cứu - doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước hội nhập quốc tế.
Thứ ba, cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thị trường trong nước như: Thúc đẩy việc củng cố thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến bằng các giải pháp tiếp cận người tiêu dùng nội địa thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm, phiên chợ hàng Việt; kết nối sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, chợ truyền thống. Đồng thời tìm kiếm cơ hội, phát triển ra thị trường nước ngoài thông qua các Chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm và kết nối thị trường tại một số thị trường nước ngoài./.
Hoàng Hải Long - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái
Trình độ công nghệ của doanh nghiệp quyết định đến tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Hiện trạng công nghệ của ngành và lĩnh vực sản xuất, năng lực thích ứng và khả năng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp có thể được kiểm định bằng khả năng cạnh tranh, mức độ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường trong và ngoài nước và do đó liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Nhằm nắm bắt được hiện trạng công nghệ sản xuất, khả năng khai thác và làm chủ, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái; xây dựng bổ sung cơ sở dữ liệu về hiện trạng công nghệ, trình độ công nghệ sản xuất, tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, năng lực công nghệ hiện có để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Kinh tế các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng và đánh giá tổng thể trình độ, năng lực đổi mới công nghệ của 45 doanh nghiệp sản xuất thuộc một số ngành công nghiệp chủ yếu như: chế biến chè, chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, sản xuất vật liệu xây dựng... trên địa bàn tỉnh, kết quả cụ thể như sau:
Nhóm điều tra đã tiến hành điều tra trực tiếp tại các doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp chế biến gỗ, 11 doanh nghiệp chế biến chè, 07 doanh nghiệp chế biến tinh dầu quế, 03 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, 07 doanh nghiệp khai thác và chế biến đá, 03 doanh nghiệp sản xuất cơ khí, 01 doanh nghiệp sản xuất tinh dầu thực vật và 02 doanh nghiệp chế biến nông sản. Các doanh nghiệp được điều tra trong năm 2022 chủ yếu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lao động trong doanh nghiệp dưới 100 người (với 41 doanh nghiệp); 03 doanh nghiệp có quy mô vừa với số lao động trong doanh nghiệp từ 100 đến 200 người (Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, Công ty cổ phần Yên Thành và Hợp tác xã cựu chiến binh Hán Đà) và 01 doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 200 người (Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam).
Các nhóm ngành tiến hành đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất năm 2022 chủ yếu đều đạt mức trình độ và năng lực công nghệ trung bình (29 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 64,44%), lạc hậu (16 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 35.56%). Kết quả này thấp hơn so với kết quả đánh giá trình độ công nghệ tỉnh Yên Bái đã đánh giá trong các năm trước đó. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, nguồn nguyên liệu sản xuất thiếu, các doanh nghiệp không đầu tư được máy móc, thiết bị mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó cao nhất là ngành chế biến chè với hệ số mức độ đồng bộ là 0.381 (đạt tổng điểm 40/100 điểm) và thấp nhất là ngành sản xuất tinh dầu thực vật với hệ số mức độ đồng bộ 0.297 (đạt tổng điểm 30/100 điểm).
* Nhóm hiện trạng thiết bị công nghệ (T)
Nhóm hiện trạng, thiết bị công nghệ (T) là nhóm có số lượng tiêu chí đánh giá là lớn nhất (07 tiêu chí) với số điểm cao nhất trong số 5 thành phần (30 điểm). Nhóm T chủ yếu đánh giá về năng lực nội tại của thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp. Trong nhóm hiện trạng thiết bị công nghệ (T), theo số liệu khảo sát thì ngành sản xuất chế biến gỗ có chỉ số T là cao nhất với điểm số 16/30 và ngành chế biến nông sản có chỉ số T thấp nhất (đạt 10/30).
Qua số liệu điều tra khảo sát cho thấy phần lớn máy móc thiết bị của 45 doanh nghiệp được lắp đặt từ năm 2015 trở lại đây nên tỷ lệ khấu hao thấp, tỷ lệ khấu hao phần lớn nằm ở mức dưới 50%. Có một số doanh nghiệp chỉ có tỷ lệ khấu hao dưới 20%. Tuy máy móc được đầu tư lắp đặt trong vòng 6 năm trở lại đây nhưng số vốn doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm thiết bị công nghệ không cao. Tổng số vốn đầu tư của 45 doanh nghiệp là 347,116 tỷ đồng trong đó có 11 doanh nghiệp có số vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị dưới 1 tỷ; 29 doanh nghiệp có số vốn đầu tư cho máy móc từ 5-10 tỷ và 05 doanh nghiệp có số vốn đầu tư trên 10 tỷ. Trong đó, nhóm ngành chế biến đá có số vốn đầu tư cho máy móc thiết bị đạt cao nhất với hơn 200 tỷ đồng và thấp nhất là nhóm chế biến tinh dầu thực vật với 0,26 tỷ đồng đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất.
Về mức độ tự động hóa và tích hợp sản xuất thì các doanh nghiệp trong đợt điều tra, khảo sát năm 2022 hầu hết chưa áp dụng giải pháp quản lý sản xuất tự động như Hệ thống thu thập dữ liệu sản xuất (PDA, SCADA), hệ thống thu thập dữ liệu máy móc (MDC) hoặc hệ thống sản xuất tích hợp (CIM). Do chưa áp dụng nhiều các giải pháp quản lý sản xuất nên phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia hay cao hơn là tiêu chuẩn quốc tế.
* Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (E)
Tổng số lao động của 45 doanh nghiệp là 2.498 lao động, tương đương với bình quân một doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 56 lao động. Tuy số lượng lao động bình quân của một doanh nghiệp khá cao nhưng sự phân bố không đồng đều, điều này do một số doanh nghiệp có số lao động lớn hơn 100 người như: Công ty TNHH đá cẩm thạch RK Việt Nam (362 lao động) hay Công ty cổ phần Yên Thành (260 lao động), còn lại có 22 doanh nghiệp với số lao động dưới 20 người; 19 doanh nghiệp có số lượng lao động từ 20 đến 100 người. Về chất lượng nguồn nhân lực thì trong 2.498 lao động tại các doanh nghiệp chỉ có 27 lao động chuyên làm về công tác nghiên cứu, kỹ thuật; 72 lao động có trình độ cao đẳng trở lên. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp không cao, các doanh nghiệp có xu hướng tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương theo thời vụ sản xuất với trình độ thấp.
Do trình độ lao động không cao cho nên năng suất lao động thể hiện qua giá trị gia tăng bình quân của một lao động trong doanh nghiệp tạo ra trong một năm còn thấp. Đồng thời điểm số của tiêu chí số 10 thể hiện năng lực sửa chữa bảo dưỡng của cho thấy các doanh nghiệp thường có xu hướng bảo dưỡng và sửa chữa khi máy móc thiết bị có sự cố chứ ít khi chủ động có những hoạt động như bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hay bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể. Do không có sự chủ động trong việc bảo dưỡng máy móc nên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
* Nhóm năng lực tổ chức - quản lý (O)
Tổng chi cho đào tạo huấn luyện của 45 doanh nghiệp trong 3 năm 2019, 2020, 2021 vừa qua là 2,697 tỷ đồng, mức chi đào tạo chủ yếu tập trung đào tạo cho cán bộ quản lý, công nhân lành nghề tại doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa chú trọng nhiều đến khâu đào tạo cho bộ phận nhân lực, lao động phổ thông trình độ thấp của doanh nghiệp. Thế mạnh về nguồn nhân lực của doanh nghiệp chính là thế mạnh rất lớn trong cạnh tranh, vì con người sẽ quyết định tới doanh nghiệp đó có sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hay máy móc công nghệ không. Đặc biệt là nguồn lực con người có ảnh hưởng rất lớn tới những sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để đáp ứng được các nhu cầu đó không thể tự nhiên xuất hiện mà phải qua quá trình dài học tập lao động mới có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Quá trình học tập của những người lao động phải trải qua nhiều quá trình, một trong những quá trình đào tạo của người lao động chính là quá trình đào tạo trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đào tạo người lao động vì rất nhiều lý do: Người lao động mới, cần có sự đào tạo để có thể quen với công việc trong một môi trường lao động hoàn toàn mới, qua đó họ mới có thể hoà nhập nhanh chóng và có hiệu quả trong côngviệc. Còn với những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thì việc học tập của họ nhằm nâng cao những khả năng cần thiết để hoàn thành ngày càng tốt công việc mà họ đang đảm nhiệm hoặc công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn trong tương lai. Với thực trạng công tác đào tạo huấn luyện tại 45 doanh nghiệp tỉnh Yên Bái, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung cho công tác đào tạo nhiều hơn để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp mình.
Hệ thống thông tin phục vụ sản xuất, quản lý của doanh nghiệp vẫn còn rất thấp, đa số các doanh nghiệp chưa áp dụng các nội dung thông tin phục vụ sản xuất và quản lý như hệ thống thực hành sản xuất (MES); Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP); Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM); Quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM); Hệ thống lập kế hoạch sản xuất (PPS); Quản lý chuỗi cung ứng (SCM).
Với chất lượng không khí ngày càng ô nhiễm, việc xử lý và gìn giữ môi trường phải được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu, nhất là với những ngành công nghiệp như khai thác và chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, theo điều tra hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều đã có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
* Nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển (R)
Điểm số thành phần R đạt mức trung bình 05/17 điểm tối đa, cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp mới dừng ở mức có hệ thống phần cứng, phần mềm (trang bị máy vi tính, kết nối Internet,...) đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên chứ chưa có sự đầu tư ở mức quy mô hơn như: Có hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm tích hợp được ứng dụng trên toàn bộ hoạt động quản lý và tác nghiệp đến từng bộ phận hay có hệ thống phần cứng, phần mềm đủ để tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Do đa phần các doanh nghiệp là những doanh nghiệp nhỏ nên tại công tác nghiên cứu và phát triển tại bản thân doanh nghiệp chưa có. Điều này thể hiện ở việc doanh nghiệp chưa có đội ngũ nhân lực cho hoạt động R&D cũng như chưa có hạ tầng dành cho nghiên cứu và phát triển. Do không có bộ phận nghiên cứu nên sản phẩm của doanh nghiệp trong 3 năm 2019, 2020, 2021 hầu như không có sự đổi mới về sản phẩm cả về kiểu dáng và chất lượng. Chỉ có 02/45 doanh nghiệp được điều tra, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất năm 2022 là có sáng kiến đổi mới về công nghệ, kiểu dáng sản phẩm (với 05 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật).
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn giữ vững tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường cần thiết phải xây dựng được hệ thống bảo đảm chất lượng trong doanh nghiệp. Ngày nay, người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất, chất lượng đã thay thế giá cả và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường khác. Vì vậy, việc cải tiến và đổi mới sản phẩm cũng như chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự cải tiến về mẫu mã và chất lượng nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng thì sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho doanh ngiệp chiếm lĩnh được thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh nhờ đó doanh nghiệp ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phát triển và mở rộng sản xuất, mang lại lợi ích cho mọi đối tượng trong nền kinh tế xã hội.
* Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (I)
Đây là nhóm tiêu chí khác biệt nhất và hoàn toàn mới của Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN so với Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN. Tiêu chí này được xây dựng nên nhằm đánh giá việc bắt nhịp cũng như đo lường sự hiểu biết của doanh nghiệp đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thông qua các tiêu chí đánh giá thuộc nhóm I, ta thấy một thực trạng tuy chưa nhiều nhưng rất đáng mừng tại các doanh nghiệp khảo sát lần này là tuy các doanh nghiệp chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, nhưng bản thân doanh nghiệp đã có những sáng kiến nhằm tối ưu năng suất lao động cũng như cải tiến máy móc thiết bị theo hướng giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa nguồn nguyên vật liệu đầu vào (05 sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại 02 doanh nghiệp). Nhưng doanh nghiệp chỉ mới chú trọng ở khâu cải tiến máy móc thiết bị hiện đang sử dụng chứ chưa nghiên cứu và phát triển ra những công nghệ mới hoàn toàn.
Đánh giá về khả năng ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số cũng như tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quá trình, phương thức sản xuất như: Có xây dựng chiến lược chuyển đổi số hoặc sản xuất thông minh tại doanh nghiệp; Mức độ ứng dụng và phát triển các công nghệ số, bao gồm: Điện toán đám mây, robot tiên tiến, kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), tích hợp hệ thống, mô hình hóa, an ninh mạng, chuỗi khối (blockchain), vật liệu mới v.v…phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa bắt nhịp được với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay.
Điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp như: Sự lạc hậu về công nghệ, sự suy giảm giá trị sản xuất kinh doanh, tình trạng dư thừa lao động phổ thông, lao động thiếu kĩ năng, trình độ thấp, lao động không được đào tạo, đào tạo lại. Thị trường lao động truyền thống có thể bị phá vỡ, những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp hoặc ít sẽ bị đào thải và cơ cấu của nền kinh tế có nguy cơ thay đổi theo hướng tiêu cực.
Có thể nhận thấy: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên qui mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam; trong đó các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhanh nếu cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ, ngược lại, nếu lạc nhịp về công nghệ, doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp qui mô, thậm chí sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái cần cập nhật xu hướng công nghệ mới, thay đổi phương thức quản trị để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Qua quá trình điều tra, khảo sát đánh giá về trình độ, năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp cho thấy, các ngành chế biến, công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn chưa phát triển được tiềm năng xứng với với lợi thế về vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Nguyên nhân như sau:
- Hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất còn chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu. Các doanh nghiệp địa phương chưa tận dụng được cơ hội tiếp cận các công nghệ mới. Doanh nghiệp hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công; sử dụng thiết bị công nghệ không đồng bộ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến; với số vốn đầu tư ban đầu cho thiết bị công nghệ thấp; năng lực để tiếp nhận công nghệ tiên tiến vẫn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp trong tỉnh cũng ở mức rất thấp. Các doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư nhằm nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của chính bản thân các doanh nghiệp.
- Nhân lực khoa học và công nghệ làm việc trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, nhân lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thích nghi, làm chủ công nghệ trong các doanh nghiệp còn ít, do vậy hạn chế đến việc tiếp thu công nghệ tiên tiến từ bên ngoài chuyển giao cho doanh nghiệp và chưa chủ động được việc tìm kiếm công nghệ, tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ do doanh nghiệp đặt ra.
- Doanh nghiệp khó tiếp cận với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, dẫn đến thiếu vốn trong quá trình đổi mới công nghệ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái cần triển khai thực hiện một số các giải pháp sau:
* Đối với doanh nghiệp:
Thứ nhất, cần tập trung đổi mới công nghệ, đẩy mạnh, nâng cao, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để tận dụng khai thác tiềm năng của thị trường trong khu vực.
Thứ hai, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên xem xét việc áp dụng đổi mới công nghệ theo từng giai đoạn. Theo đó, doanh nghiệp có thể phân nhỏ quá trình đầu tư theo chu kỳ kinh doanh hoặc xem xét cải tiến theo từng công đoạn để giảm thiểu áp lực về vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần chủ động hướng tới tất cả ứng dụng công nghệ mà Cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển, không chỉ là công nghệ số, kĩ thuật dữ liệu hay kĩ thuật vật lí, mà cả công nghệ sinh học và các công nghệ mới khác. Tập trung mọi nỗ lực tạo nên những chuyển biến tích cực trong doanh nghiệp thông qua việc đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong môi trường 4.0, công nghệ, cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy sản phẩm làm trung tâm và sự ứng dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất.
Thứ bốn, thay đổi công nghệ quản trị, đặc biệt là đối với người đứng đầu tại các doanh nghiệp. Với hệ thống quản trị doanh nghiệp mới, lãnh đạo doanh nghiệp có thể theo dõi, nắm bắt hàng ngày, hàng giờ tình hình sản xuất từ khâu mua, đưa nguyên liệu, vật liệu vào sản xuất đến khi đưa sản phẩm ra thị trường, tình hình thị trường và những biến động của giá cả để có thể có biện pháp giải quyết nhanh khắc phục những tình huống và sự cố bất lợi.
Thứ năm, đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điệu kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn và nhu cầu học nghề của mình phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao cần được thực hiện trên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại của đội ngũ nhân lực.
* Đối với công tác quản lý nhà nước:
Thứ nhất, các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái cần tiếp tục ban hành các quy định, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực hấp thu công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp; thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành.
Thứ hai, tăng cường hoạt động hỗ trợ, tìm kiếm, chuyển giao đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở phối hợp với các đơn vị nghiên cứu - doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước hội nhập quốc tế.
Thứ ba, cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thị trường trong nước như: Thúc đẩy việc củng cố thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến bằng các giải pháp tiếp cận người tiêu dùng nội địa thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm, phiên chợ hàng Việt; kết nối sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, chợ truyền thống. Đồng thời tìm kiếm cơ hội, phát triển ra thị trường nước ngoài thông qua các Chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm và kết nối thị trường tại một số thị trường nước ngoài./.
Hoàng Hải Long - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái