Vừa qua, Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái (STKT), tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cho các tập thể, cá nhân có giải pháp đạt giải tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2021-2022.
Nhóm tác giả đạt giải khuyến khích tại Buổi Lễ tổng kết
Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái được tổ chức 2 năm 1 lần, nhằm động viên, thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của độ ngũ tri thức, các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, các nhà sáng chế trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật; thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hội thi STKT lần thứ X năm 2021-2022, nhận được 91 giải pháp sáng tạo kỹ thuật của gần 240 tác giả trên các lĩnh vực dự thi. Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin điện tử viễn thông 17 giải pháp; lĩnh vực Cơ khí tự động hóa, điện năng và giao thông vận tải 34 giải pháp; lĩnh vực Y Dược 14 giải pháp; lĩnh vực Giáo dục và đào tạo 13 giải pháp; lĩnh vực Nông nghiệp tài nguyên và môi trường 13 giải pháp. Các giải pháp dự thi năm nay đã tăng về số lượng và chất lượng theo cả 3 tiêu chí: Có tính mới; khả năng nhân rộng; mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật, xã hội. Đối tượng dự thi cũng rất phong phú với sự tham gia của các cán bộ khoa học, kỹ thuật, giáo viên, chiến sỹ, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân trong tỉnh. Có nhiều giải pháp đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội đáng được ghi nhận.
Tham gia hội thi, giải pháp: Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo tại tỉnh Yên Bái" do nhóm tác giả: Đỗ Thu Phương, Trịnh Thị Hằng, Đặng Thị Hồng Hiệp, Lê Hải Hà, Nguyễn Thành Hưng, kỹ sư Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái thực hiện đã đạt giải khuyến khích, đây là một trong 15 giải pháp đã đạt giải khuyến khích tại hội thi.
Như chúng ta đã biết, hiện nay nghề nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu nói chung và nấm Linh chi nói riêng đã góp phần phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân ở các địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Nấm Linh Chi được trồng chủ yếu trên nhiều loại giá thể là phụ phế phẩm từ ngành nông nghiệp như: Mùn cưa gỗ cây cao su, mùn cưa các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu, bã mía... Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng những loại nguyên liệu này ngày càng cao, đặc biệt nguyên liệu mùn cưa từ các xưởng chế biến gỗ thường chế biến nhiều loại gỗ khác nhau, mùn cưa bị lẫn nhiều tạp chất dẫn đến chất lượng và năng suất nuôi trồng nấm bị giảm. Bên cạnh đó, diện tích đất rừng trồng cũng như khối lượng gỗ trong việc tỉa thưa rừng trồng trên toàn tỉnh là rất lớn, lượng gỗ này chủ yếu sử dụng làm chất đốt mang hiệu quả kinh tế không cao. Xuất phát từ thực tế đó và với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu triển khai nhiệm vụ“Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo tại tỉnh Yên Bái”. Nhiệm vụ được nghiên cứu triển khai trong 2 năm (2020 – 2021) tại Trạm nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, trên dây truyền trang thiết bị hiện có của đơn vị. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng, phát triển, hiệu quả kinh tế và chất lượng của sản phẩm nấm Linh chi trồng từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo đạt hiệu quả cao hơn so với nuôi trồng từ nguyên liệu mùn cưa là 10%; Các chỉ tiêu thử nghiệm của nấm Linh Chi trồng trên thân gỗ đều có hàm lượng hoạt chất cao hơn so với nấm Linh Chi trồng trên mùn cưa. Mặt khác sản xuất nấm Linh chi theo phương pháp này đầu tư cơ sở vật chất không lớn, tiết kiệm nguồn nhân lực, tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ việc tỉa thưa gỗ Keo trồng 2-3 năm tuổi, để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn so với việc làm chất đốt; khắc phục được nguồn nguyên liệu mùn cưa không đảm bảo chất lượng và đa dạng nguồn nguyên liệu cũng như phương pháp nuôi trồng nấm;
Các giải pháp được nghiên cứu thành công, đánh dấu một bước phát triển mới của đội ngũ kỹ sư - Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, trong nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; là cơ sở để đơn vị chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân trên địa bàn tỉnh; mô hình nghiên cứu triển khai là nơi để bà con nông dân tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm, lan tỏa nhân rộng các mô hình sản xuất nấm Linh chi trên địa bàn tỉnh. Góp phần tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Phan Thu Hương Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin KH&CN
Vừa qua, Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái (STKT), tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cho các tập thể, cá nhân có giải pháp đạt giải tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ X, năm 2021-2022. Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Yên Bái được tổ chức 2 năm 1 lần, nhằm động viên, thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của độ ngũ tri thức, các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, các nhà sáng chế trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật; thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hội thi STKT lần thứ X năm 2021-2022, nhận được 91 giải pháp sáng tạo kỹ thuật của gần 240 tác giả trên các lĩnh vực dự thi. Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin điện tử viễn thông 17 giải pháp; lĩnh vực Cơ khí tự động hóa, điện năng và giao thông vận tải 34 giải pháp; lĩnh vực Y Dược 14 giải pháp; lĩnh vực Giáo dục và đào tạo 13 giải pháp; lĩnh vực Nông nghiệp tài nguyên và môi trường 13 giải pháp. Các giải pháp dự thi năm nay đã tăng về số lượng và chất lượng theo cả 3 tiêu chí: Có tính mới; khả năng nhân rộng; mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật, xã hội. Đối tượng dự thi cũng rất phong phú với sự tham gia của các cán bộ khoa học, kỹ thuật, giáo viên, chiến sỹ, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân trong tỉnh. Có nhiều giải pháp đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội đáng được ghi nhận.
Tham gia hội thi, giải pháp: Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo tại tỉnh Yên Bái" do nhóm tác giả: Đỗ Thu Phương, Trịnh Thị Hằng, Đặng Thị Hồng Hiệp, Lê Hải Hà, Nguyễn Thành Hưng, kỹ sư Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái thực hiện đã đạt giải khuyến khích, đây là một trong 15 giải pháp đã đạt giải khuyến khích tại hội thi.
Như chúng ta đã biết, hiện nay nghề nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu nói chung và nấm Linh chi nói riêng đã góp phần phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân ở các địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Nấm Linh Chi được trồng chủ yếu trên nhiều loại giá thể là phụ phế phẩm từ ngành nông nghiệp như: Mùn cưa gỗ cây cao su, mùn cưa các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu, bã mía... Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng những loại nguyên liệu này ngày càng cao, đặc biệt nguyên liệu mùn cưa từ các xưởng chế biến gỗ thường chế biến nhiều loại gỗ khác nhau, mùn cưa bị lẫn nhiều tạp chất dẫn đến chất lượng và năng suất nuôi trồng nấm bị giảm. Bên cạnh đó, diện tích đất rừng trồng cũng như khối lượng gỗ trong việc tỉa thưa rừng trồng trên toàn tỉnh là rất lớn, lượng gỗ này chủ yếu sử dụng làm chất đốt mang hiệu quả kinh tế không cao. Xuất phát từ thực tế đó và với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu triển khai nhiệm vụ“Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình sản xuất nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo tại tỉnh Yên Bái”. Nhiệm vụ được nghiên cứu triển khai trong 2 năm (2020 – 2021) tại Trạm nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, trên dây truyền trang thiết bị hiện có của đơn vị. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng, phát triển, hiệu quả kinh tế và chất lượng của sản phẩm nấm Linh chi trồng từ nguyên liệu ngọn, cành cây keo đạt hiệu quả cao hơn so với nuôi trồng từ nguyên liệu mùn cưa là 10%; Các chỉ tiêu thử nghiệm của nấm Linh Chi trồng trên thân gỗ đều có hàm lượng hoạt chất cao hơn so với nấm Linh Chi trồng trên mùn cưa. Mặt khác sản xuất nấm Linh chi theo phương pháp này đầu tư cơ sở vật chất không lớn, tiết kiệm nguồn nhân lực, tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ việc tỉa thưa gỗ Keo trồng 2-3 năm tuổi, để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn so với việc làm chất đốt; khắc phục được nguồn nguyên liệu mùn cưa không đảm bảo chất lượng và đa dạng nguồn nguyên liệu cũng như phương pháp nuôi trồng nấm;
Các giải pháp được nghiên cứu thành công, đánh dấu một bước phát triển mới của đội ngũ kỹ sư - Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, trong nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; là cơ sở để đơn vị chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân trên địa bàn tỉnh; mô hình nghiên cứu triển khai là nơi để bà con nông dân tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm, lan tỏa nhân rộng các mô hình sản xuất nấm Linh chi trên địa bàn tỉnh. Góp phần tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Phan Thu Hương Trung tâm Ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin KH&CN
Các bài khác
- Tiêu chuẩn mới với viên chức ngành khoa học và công nghệ (12/12/2022)
- Quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn năm 2021-2030 (12/12/2022)
- Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (08/12/2022)
- Trung tâm ứng dụng, kỹ thuật, thông tin Khoa học và Công nghệ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022. (08/12/2022)
- Kết quả công tác ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp giai đoạn 2017 -2021. (08/12/2022)
- Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022 đối với xã Khánh Hòa Huyện Lục Yên
(08/12/2022)
- Tổng kết công tác Đoàn thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ (07/12/2022)
- Những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Quy định số 08-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái. (01/12/2022)
- Hội thảo khoa học: Thúc đẩy công tác ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ Khoa học, công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp (24/11/2022)
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ và Chương trình hành động số 128-CTr/TU ngày 27/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (23/11/2022)
Xem thêm »