Vừa qua, tại TP Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị toàn quốc về sở hữu trí tuệ năm 2023. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Tham dự Hội nghị có 350 đại biểu đại diện cho 58 Sở KH&CN trên toàn quốc.
Đại diện lãnh đạo các Sở Khoa học và Công nghệ chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang đặt ra nhiều yêu cầu trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Do đó mỗi một địa phương cần có những đề xuất, tham mưu để hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp để khai thác các chính sách khai thác tài sản trí tuệ, biến tri thức thành của cải vật chất để phát triển xã hội. đồng thời cũng cần tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các hoạt động sở hữu trí tuệ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, Thừa Thiên Huế rất chú trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay toàn tỉnh có 2.041 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp 1.196 Giấy chứng nhận nhãn hiệu; trong 107 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cấp 82 văn bằng bảo hộ độc quyền; trong 80 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp 18 văn bằng bảo hộ độc quyền.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên đề về sở hữu trí tuệ, gồm: Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương: Tiếp cận từ tỉnh Thừa Thiên Huế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 – những vấn đề đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 – những vấn đề đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở địa phương; Xây dựng và triển khai chiến lược sở hữu trí tuệ tại thành phố Cần Thơ; Đổi mới và nâng cao hiệu quả phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Hội nghị đã nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến trao đổi và thảo luận của các đại biểu tham dự đối với những vấn đề liên quan đến đăng ký và quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý như: những khó khăn, bất cập trong việc triển khai Điều lệ sáng kiến; đề xuất xây dựng Chương trình phát triển tài sản thành Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai Chiến lược SHTT quốc gia; việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản; triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT tại địa phương; về bảo hộ tài sản trí tuệ, nâng cao hiệu quả tài sản trí tuệ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ tại các địa phương...
Hội nghị toàn quốc về SHTT là một sự kiện quan trọng của toàn bộ Hệ thống SHTT Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm các vấn đề QLNN về SHTT trên phạm vi cả nước, đồng thời cũng là dịp để các cơ quan QLNN, các tổ chức và những người làm công tác SHTT thảo luận, trao đổi và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và định hướng hoạt động SHTT cho những năm tiếp theo vì mục tiêu phục vụ phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế./.
Nguyễn Thị Thu Hường
Sở Khoa học và Công nghệ
Vừa qua, tại TP Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị toàn quốc về sở hữu trí tuệ năm 2023. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Tham dự Hội nghị có 350 đại biểu đại diện cho 58 Sở KH&CN trên toàn quốc. Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang đặt ra nhiều yêu cầu trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Do đó mỗi một địa phương cần có những đề xuất, tham mưu để hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp để khai thác các chính sách khai thác tài sản trí tuệ, biến tri thức thành của cải vật chất để phát triển xã hội. đồng thời cũng cần tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các hoạt động sở hữu trí tuệ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, Thừa Thiên Huế rất chú trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tập trung phát triển khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay toàn tỉnh có 2.041 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp 1.196 Giấy chứng nhận nhãn hiệu; trong 107 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cấp 82 văn bằng bảo hộ độc quyền; trong 80 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp 18 văn bằng bảo hộ độc quyền.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên đề về sở hữu trí tuệ, gồm: Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương: Tiếp cận từ tỉnh Thừa Thiên Huế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 – những vấn đề đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 – những vấn đề đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở địa phương; Xây dựng và triển khai chiến lược sở hữu trí tuệ tại thành phố Cần Thơ; Đổi mới và nâng cao hiệu quả phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Hội nghị đã nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến trao đổi và thảo luận của các đại biểu tham dự đối với những vấn đề liên quan đến đăng ký và quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý như: những khó khăn, bất cập trong việc triển khai Điều lệ sáng kiến; đề xuất xây dựng Chương trình phát triển tài sản thành Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai Chiến lược SHTT quốc gia; việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản; triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT tại địa phương; về bảo hộ tài sản trí tuệ, nâng cao hiệu quả tài sản trí tuệ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ tại các địa phương...
Hội nghị toàn quốc về SHTT là một sự kiện quan trọng của toàn bộ Hệ thống SHTT Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm các vấn đề QLNN về SHTT trên phạm vi cả nước, đồng thời cũng là dịp để các cơ quan QLNN, các tổ chức và những người làm công tác SHTT thảo luận, trao đổi và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và định hướng hoạt động SHTT cho những năm tiếp theo vì mục tiêu phục vụ phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế./.
Nguyễn Thị Thu Hường
Sở Khoa học và Công nghệ