Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức đóng vai trò động lực đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều công trình khoa học đã góp phần quan trọng trong thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội đã để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình phát triển mới của đất nước, trong đời sống xã hội.
Đồng chí Trần Ngọc Thư, Phó giám đốc sở KH&CN phát biểu tham luận tại Hội thảo “Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái”
Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, chăm lo đến công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Tỉnh. Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đến nay đã có trên 23 nghìn người, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo các bước đột phá về nhiều mặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực KH&CN thường xuyên quan tâm học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Phải kể đến 5 năm gần đây (từ năm 2018 đến năm 2022), trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 127 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) với sự tham gia thực hiện của 1.143 lượt trí thức. Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp 87 nhiệm vụ với 783 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 16 nhiệm vụ với 144 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực công nghệ thông tin 14 nhiệm vụ với 126 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ 3 nhiệm vụ với 27 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực khác có 7 nhiệm vụ với 63 lượt trí thức tham gia. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) do đội ngũ trí thức tham gia thực hiện đã có tác động tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:
Trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp đã tạo cơ hội để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác, đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, phát triển, bảo tồn một số giống đặc sản của địa phương, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế qua từng sản phẩm góp phần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững của tỉnh.
Các nhiệm vụ KH&CN xác lập quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chủ lực, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại. Tính đến thời điểm này, tỉnh Yên Bái có 44 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP đã được bảo hộ Sở hữu trí tuệ, trong đó: 10 Chỉ dẫn địa lý; 21 nhãn hiệu chứng nhận và 13 nhãn hiệu tập thể.
Các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ đã góp phần tạo ra sản phẩm mới, nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, phát hiện và ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng Internet tác động vào địa bàn tỉnh Yên Bái..., xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước của các sở ngành góp phần bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0 và nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước; hướng tới chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái.
Các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Y tế, giáo dục: Đã tập trung xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong điều trị, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy, học tập và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Để thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đề xuất một số giải pháp chủ yếu đó là:
Một là, tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ trí thức theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; gắn việc quán triệt thực hiện các Nghị quyết; Kết luận về xây dựng đội ngũ trí thức với Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học, công nghệ.
Hai là, trên cơ sở quát triệt thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, kịp thời rà soát bổ sung các chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức, về phát triển khoa học công nghệ cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đến 2030.
Ba là, cần quan tâm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ trí thức gắn với nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số và phát triển kinh tế số trên mọi ngành, lĩnh vực của tỉnh. Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phải là lực lượng triên phong trong lĩnh vực này.
Bốn là, cần quan tâm xây dựng chế độ đãi ngộ tương xứng với giá trị sức lao động của đội ngũ trí thức để họ có điều kiện tập trung vào phát triển năng lực chuyên môn, vào nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ.
Năm là, tiếp tục quan tâm bố trí nguồn kinh phí thỏa đáng đầu tư cho thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các sáng kiến kỹ thuật có tính chất ứng dụng cao trong thực tiễn. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nhằm tạo hành lang pháp lý cũng như tháo gỡ những nút thắt để khơi thông và huy động có hiệu quả các nguồn lực, các lực lượng trí thức tham gia vào hoạt động này.
Sáu là, xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của Cuộc cách mạng 4.0; tạo điều kiện để đội ngũ trí thức của tỉnh được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài./.
Phan Thu Hương - Trung tâm ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin KH&CN tỉnh Yên Bái
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức đóng vai trò động lực đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều công trình khoa học đã góp phần quan trọng trong thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội đã để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình phát triển mới của đất nước, trong đời sống xã hội.Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, chăm lo đến công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Tỉnh. Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đến nay đã có trên 23 nghìn người, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo các bước đột phá về nhiều mặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực KH&CN thường xuyên quan tâm học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Phải kể đến 5 năm gần đây (từ năm 2018 đến năm 2022), trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 127 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) với sự tham gia thực hiện của 1.143 lượt trí thức. Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp 87 nhiệm vụ với 783 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 16 nhiệm vụ với 144 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực công nghệ thông tin 14 nhiệm vụ với 126 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ 3 nhiệm vụ với 27 lượt trí thức tham gia; lĩnh vực khác có 7 nhiệm vụ với 63 lượt trí thức tham gia. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) do đội ngũ trí thức tham gia thực hiện đã có tác động tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:
Trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp đã tạo cơ hội để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác, đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, phát triển, bảo tồn một số giống đặc sản của địa phương, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế qua từng sản phẩm góp phần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững của tỉnh.
Các nhiệm vụ KH&CN xác lập quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chủ lực, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại. Tính đến thời điểm này, tỉnh Yên Bái có 44 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP đã được bảo hộ Sở hữu trí tuệ, trong đó: 10 Chỉ dẫn địa lý; 21 nhãn hiệu chứng nhận và 13 nhãn hiệu tập thể.
Các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ đã góp phần tạo ra sản phẩm mới, nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, phát hiện và ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng Internet tác động vào địa bàn tỉnh Yên Bái..., xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý nhà nước của các sở ngành góp phần bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0 và nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước; hướng tới chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái.
Các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Y tế, giáo dục: Đã tập trung xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong điều trị, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy, học tập và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Để thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đề xuất một số giải pháp chủ yếu đó là:
Một là, tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ trí thức theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; gắn việc quán triệt thực hiện các Nghị quyết; Kết luận về xây dựng đội ngũ trí thức với Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học, công nghệ.
Hai là, trên cơ sở quát triệt thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, kịp thời rà soát bổ sung các chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức, về phát triển khoa học công nghệ cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đến 2030.
Ba là, cần quan tâm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ trí thức gắn với nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số và phát triển kinh tế số trên mọi ngành, lĩnh vực của tỉnh. Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phải là lực lượng triên phong trong lĩnh vực này.
Bốn là, cần quan tâm xây dựng chế độ đãi ngộ tương xứng với giá trị sức lao động của đội ngũ trí thức để họ có điều kiện tập trung vào phát triển năng lực chuyên môn, vào nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ.
Năm là, tiếp tục quan tâm bố trí nguồn kinh phí thỏa đáng đầu tư cho thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các sáng kiến kỹ thuật có tính chất ứng dụng cao trong thực tiễn. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nhằm tạo hành lang pháp lý cũng như tháo gỡ những nút thắt để khơi thông và huy động có hiệu quả các nguồn lực, các lực lượng trí thức tham gia vào hoạt động này.
Sáu là, xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của Cuộc cách mạng 4.0; tạo điều kiện để đội ngũ trí thức của tỉnh được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài./.
Phan Thu Hương - Trung tâm ứng dụng, Kỹ thuật, Thông tin KH&CN tỉnh Yên Bái