Đường xá, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, với đa phần là đồng bào dân tộc, người dân còn có thói quen sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống, trình độ tập quán sản xuất của người dân còn hạn chế, thêm vào đó điều kiện tự nhiên lại không mấy thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nên năng suất hiệu quả chưa cao, đó là những khó khăn từ nhiều năm nay tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên.
Mô hình trồng nấm của người dân xã Khánh Hòa
Để phát triển kinh tế, địa phương cần xác định đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi tư duy, cách làm cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, tập trung phát huy lợi thế về rừng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt gắn với đặc thù của khu vực đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cải thiện nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Vũ Thị Hằng, thôn Khe Chung, xã Khánh Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với 8 chuồng nuôi gia đình chị duy trì nuôi lợn gối vụ quanh năm, nhờ đó luôn có lợn thương phẩm xuất bán ra thị trưởng. Để tăng thêm thu nhập, kiểm soát được chất lượng đầu vào, gia đình chị cũng chủ động nguồn con giống nhờ nuôi 3 con lợn nái. Để nuôi lợn hiệu quả, chị Hằng đã áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi. Từ lựa chọn loại cám, thức ăn bổ sung đến phòng trừ dịch bệnh.
Cũng tại thôn Làng Nộc xã Khánh Hòa, được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ trong sản xuất, gia đình anh Dương Quốc Toản và 1 số hộ dân tại thôn đã xây dựng mô hình nuôi trồng nấm năm và nấm dược liệu, đặc biệt là mô hình trồng nấm Linh Chi đã cho hiệu quả hết sức tích cực. Những bịch nấm linh chi cho quả thể to, cánh dầy, đạt sản lượng cao. Từ lợi thế về phát triển gỗ rừng trồng, địa phương đã tuyên truyền vận động nhân dân, phối hợp với ngành khoa học xây dựng mô hình sản xuất nấm trên thân, cành keo. Với mô hình này, bà con đã biết tận dụng tối đa phần thừa của gỗ rừng trồng, biết cách nhân giống, chăm sóc, thu hái 1 trong những loại nấm được đánh giá là khó trồng nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao
Từ những kết quả trên cho thấy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế sẽ là động lực để thay đổi phương thức và tập quán sản xuất tạo ra các sản phẩm nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân./.
Hoàng Minh Tuân - Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN
Đường xá, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, với đa phần là đồng bào dân tộc, người dân còn có thói quen sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống, trình độ tập quán sản xuất của người dân còn hạn chế, thêm vào đó điều kiện tự nhiên lại không mấy thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nên năng suất hiệu quả chưa cao, đó là những khó khăn từ nhiều năm nay tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên. Để phát triển kinh tế, địa phương cần xác định đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi tư duy, cách làm cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, tập trung phát huy lợi thế về rừng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt gắn với đặc thù của khu vực đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cải thiện nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chị Vũ Thị Hằng, thôn Khe Chung, xã Khánh Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với 8 chuồng nuôi gia đình chị duy trì nuôi lợn gối vụ quanh năm, nhờ đó luôn có lợn thương phẩm xuất bán ra thị trưởng. Để tăng thêm thu nhập, kiểm soát được chất lượng đầu vào, gia đình chị cũng chủ động nguồn con giống nhờ nuôi 3 con lợn nái. Để nuôi lợn hiệu quả, chị Hằng đã áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi. Từ lựa chọn loại cám, thức ăn bổ sung đến phòng trừ dịch bệnh.
Cũng tại thôn Làng Nộc xã Khánh Hòa, được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ trong sản xuất, gia đình anh Dương Quốc Toản và 1 số hộ dân tại thôn đã xây dựng mô hình nuôi trồng nấm năm và nấm dược liệu, đặc biệt là mô hình trồng nấm Linh Chi đã cho hiệu quả hết sức tích cực. Những bịch nấm linh chi cho quả thể to, cánh dầy, đạt sản lượng cao. Từ lợi thế về phát triển gỗ rừng trồng, địa phương đã tuyên truyền vận động nhân dân, phối hợp với ngành khoa học xây dựng mô hình sản xuất nấm trên thân, cành keo. Với mô hình này, bà con đã biết tận dụng tối đa phần thừa của gỗ rừng trồng, biết cách nhân giống, chăm sóc, thu hái 1 trong những loại nấm được đánh giá là khó trồng nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao
Từ những kết quả trên cho thấy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế sẽ là động lực để thay đổi phương thức và tập quán sản xuất tạo ra các sản phẩm nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân./.
Hoàng Minh Tuân - Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN