Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua đó, cụ thể hóa nội dung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 phù hợp với yêu cầu của tỉnh nhằm đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
ảnh minh họa
Trong thời gian qua nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện một số nội dung liên quan, có lồng ghép nội dung về sở hữu trí tụệ, phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh trong các chính sách, đề án phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể như: Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 ban hành một số chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021–2025; Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 25/8/2021 thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Kế hoạch số 261/KH-UBND ngày 02/12/2021 thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch 105/KH-UBND ngày 25/04/2023 hội nhập quốc tế năm 2023; Kế hoạch hành động chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại”; Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND ngày 24/3/2021 ban hành quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ...đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất công nông nghiệp, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai tốt chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hế mới giai đoạn 2021-2026; Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen tỉnh Yên Bái; Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2025; chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giai đoạn 2021 – 2025 cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ và một số ngành hàng xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái.
Nhằm thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược sở hữu trí tuệ Chính phủ đề ra, tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh và từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, nhằm giúp các địa phương, các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Hàng năm, các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ theo các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đều có văn bản hướng dẫn thủ tục đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Cụ thể: Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, các địa phương, các đơn vị tổ chức thông tin tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sở hữu trí tuệ; tư vấn và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữ trí tuệ, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thông qua các dự án được triển khai thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, đã tạo ra một hướng đi mới cho địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản của địa phương; Kết quả đến hết năm 2023 đã có 47 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh Yên Bái đã được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó gồm: 10 Chỉ dẫn địa lý, 20 Nhãn hiệu chứng nhận và 17 Nhãn hiệu tập thể. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã triển khai các đề án có liên quan đến các hoạt động nâng cao hiệu quả khai thác tài sán trí tuệ, kết quả đã xây dựng các chuyên đề truyền hình giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các sản phẩm nông lâm sản, thuỷ sản của tỉnh phát sóng trên Đài Phát thanh và truyền hình Yên Bái. Các sản phẩm được hỗ trợ tuyên truyền trên truyền hình Yên Bái tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản, có thế mạnh của các địa phương; xây dựng chuyên đề truyền hình giới thiệu quảng bá về các sản phẩm nông lâm sản, thuỷ sản của tỉnh gắn với tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp, phát sóng trên kênh Đài truyền hình Việt Nam. Các sản phẩm được hỗ trợ tuyên truyền trên truyền hình Việt Nam tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh, có tiềm năng xuất khẩu. Doanh nghiệp được lựa chọn là các đơn vị đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, đạt được chứng nhận VietGAP, hữu cơ, an toàn thực phẩm,…trong sản xuất, chế biến; tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo; tổ chức các đoàn cán bộ nhà nước và doanh nghiệp đi tìm hiểu nghiên cứu khảo sát thị trường tìm kiếm đầu ra cho nông sản tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất chế biến sản phẩm nông lâm sản, thuỷ sản của tỉnh Yên Bái với đại diện đơn vị thu mua, chế biến; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản tại các địa phương để có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc triển khai một loạt đề án, dự án có liên quan đến sở hữu trí tuệ… đã góp phần quan trọng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ, dần tạo dựng và hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.
Công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kiểm tra, thanh tra xử lý nạn sản xuất, lưu thông, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn được các cấp các ngành trong tỉnh phối hợp thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, các sở, ban, ngành, địa phương theo lĩnh vực được phân công phụ trách đều xây dựng các phương án, chuyên đề kiểm tra, kiểm soát theo từng mặt hàng, từng lĩnh vực để thực hiện. Nhiều chuyên đề thanh tra, kiểm tra đã được triển khai có hiệu quả; xây dựng phương án, kế hoạch chống buôn lậu, chống gian lận trong đo lường, chất lượng xăng dầu; kiểm tra thuốc lá điếu nhập lậu; chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh sắt thép xây dựng; chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đối với mặt tiêu dùng thực phẩm, hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi,....Trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thực thi quyền tác giả và quyền liên quan đến toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý và quyền tác giả âm nhạc ở 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh; tiến hành kiểm tra bản quyền, quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm máy tính tại các cơ sở sửa chữa, bán và cài đặt phần mềm máy vi tính, phối hợp với các ngành liên quan tiến hành kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các điểm kinh doanh băng đĩa hình trên địa bàn tỉnh… Qua kiểm tra cho thấy các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã xử lý hành chính 08 vụ có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tất cả số vụ đều xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu. Xử phạt hành chính 236 triệu đồng; giá trị hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy 229,8 triệu đồng. Trên địa bàn tỉnh không có vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị xử lý bằng hình thức dân sự hoặc hình sự thông qua tòa.
Có thể thấy, trong thời gian qua việc thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, công tác triển khai nhiều thuận lợi do hệ thống chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được địa phương cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện có hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là việc thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp đã coi trọng việc phát triển tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Công tác tư vấn, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua các dự án được triển khai thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã tạo ra một hướng đi mới cho địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản của địa phương. Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ trên địa bàn bước đầu có hiệu quả. Hoạt động tự bảo vệ quyền của các chủ thể trên địa bàn tỉnh đã có bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động sở hữu trí tuệ còn nhiều khó khăn, chậm đổi mới, chưa đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Sự phối hợp hoạt động về sở hữu trí tuệ giữa các sở, ban, ngành, đơn vị ở một số lĩnh vực chưa tốt cụ thể: Công tác phổ biến tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ còn hạn chế, việc xúc tiến, quảng bá cho thương hiệu đã được bảo hộ còn hạn hẹp, công tác kiểm tra, thanh tra về sở hữu trí tuệ còn bất cập với thực tiễn. Ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện, tuy nhiên sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế; chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; do lợi ích vật chất, một số chủ thể kinh doanh vẫn có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng vẫn tiêu thụ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên do công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ chưa có trọng tâm theo chiến lược phát triển tài sản trí tuệ cũng như phát triển thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ với hoạt động của doanh nghiệp; phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ được lợi ích và giá trị tài sản sở hữu trí tuệ là một bộ phận cấu thành tài sản doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa có bộ phận hoặc cán bộ theo dõi, chăm lo phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thương hiệu, thiếu thông tin về thị trường, thông tin về sở hữu công nghiệp nên thường lúng túng khi đối mặt với các tình huống về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; dẫn đến tình trạng tài sản có giá trị bị người khác chiếm đoạt do không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,….
Để đẩy mạnh các hoạt động về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương thực hiện tốt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, trong thời gian tỉnh Yên Bái tiêp tục triển khai thực hiện tốt một số nội dung như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Chiến lược Sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ chuyên môn, chủ doanh nghiệp về các chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ và lợi ích, giá trị của tài sản trí tuệ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định EVFTA mà Việt Nam là thành viên;
- Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh trong đó có nội dung về hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hiệu quả.
- Tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh thông qua các hoạt động: Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Dự kiến năm 2024 tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí khoảng 5 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp khoa học cho việc xác lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương.
- Tăng cường tiềm lực cho công tác sở hữu trí tuệ; tổ chức, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra, giám định, chống hàng giả, chống gian lận thương mại, chống vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng,…; giải quyết tranh chấp (nếu có) trên địa bàn./.
Nguyễn Thu Hường
Sở Khoa học và Công nghệ
Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030; Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua đó, cụ thể hóa nội dung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 phù hợp với yêu cầu của tỉnh nhằm đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Trong thời gian qua nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện một số nội dung liên quan, có lồng ghép nội dung về sở hữu trí tụệ, phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh trong các chính sách, đề án phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể như: Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 ban hành một số chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021–2025; Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 25/8/2021 thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Kế hoạch số 261/KH-UBND ngày 02/12/2021 thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch 105/KH-UBND ngày 25/04/2023 hội nhập quốc tế năm 2023; Kế hoạch hành động chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại”; Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND ngày 24/3/2021 ban hành quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ...đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất công nông nghiệp, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai tốt chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hế mới giai đoạn 2021-2026; Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen tỉnh Yên Bái; Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2025; chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giai đoạn 2021 – 2025 cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ và một số ngành hàng xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái.
Nhằm thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược sở hữu trí tuệ Chính phủ đề ra, tỉnh Yên Bái tập trung đẩy mạnh và từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, nhằm giúp các địa phương, các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Hàng năm, các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ theo các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đều có văn bản hướng dẫn thủ tục đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Cụ thể: Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, các địa phương, các đơn vị tổ chức thông tin tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sở hữu trí tuệ; tư vấn và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữ trí tuệ, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thông qua các dự án được triển khai thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, đã tạo ra một hướng đi mới cho địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản của địa phương; Kết quả đến hết năm 2023 đã có 47 sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh Yên Bái đã được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó gồm: 10 Chỉ dẫn địa lý, 20 Nhãn hiệu chứng nhận và 17 Nhãn hiệu tập thể. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã triển khai các đề án có liên quan đến các hoạt động nâng cao hiệu quả khai thác tài sán trí tuệ, kết quả đã xây dựng các chuyên đề truyền hình giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các sản phẩm nông lâm sản, thuỷ sản của tỉnh phát sóng trên Đài Phát thanh và truyền hình Yên Bái. Các sản phẩm được hỗ trợ tuyên truyền trên truyền hình Yên Bái tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản, có thế mạnh của các địa phương; xây dựng chuyên đề truyền hình giới thiệu quảng bá về các sản phẩm nông lâm sản, thuỷ sản của tỉnh gắn với tiềm năng, thế mạnh của các doanh nghiệp, phát sóng trên kênh Đài truyền hình Việt Nam. Các sản phẩm được hỗ trợ tuyên truyền trên truyền hình Việt Nam tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh, có tiềm năng xuất khẩu. Doanh nghiệp được lựa chọn là các đơn vị đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, đạt được chứng nhận VietGAP, hữu cơ, an toàn thực phẩm,…trong sản xuất, chế biến; tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo; tổ chức các đoàn cán bộ nhà nước và doanh nghiệp đi tìm hiểu nghiên cứu khảo sát thị trường tìm kiếm đầu ra cho nông sản tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất chế biến sản phẩm nông lâm sản, thuỷ sản của tỉnh Yên Bái với đại diện đơn vị thu mua, chế biến; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản tại các địa phương để có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc triển khai một loạt đề án, dự án có liên quan đến sở hữu trí tuệ… đã góp phần quan trọng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ, dần tạo dựng và hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.
Công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kiểm tra, thanh tra xử lý nạn sản xuất, lưu thông, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn được các cấp các ngành trong tỉnh phối hợp thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, các sở, ban, ngành, địa phương theo lĩnh vực được phân công phụ trách đều xây dựng các phương án, chuyên đề kiểm tra, kiểm soát theo từng mặt hàng, từng lĩnh vực để thực hiện. Nhiều chuyên đề thanh tra, kiểm tra đã được triển khai có hiệu quả; xây dựng phương án, kế hoạch chống buôn lậu, chống gian lận trong đo lường, chất lượng xăng dầu; kiểm tra thuốc lá điếu nhập lậu; chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh sắt thép xây dựng; chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đối với mặt tiêu dùng thực phẩm, hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi,....Trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thực thi quyền tác giả và quyền liên quan đến toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý và quyền tác giả âm nhạc ở 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh; tiến hành kiểm tra bản quyền, quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm máy tính tại các cơ sở sửa chữa, bán và cài đặt phần mềm máy vi tính, phối hợp với các ngành liên quan tiến hành kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các điểm kinh doanh băng đĩa hình trên địa bàn tỉnh… Qua kiểm tra cho thấy các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã xử lý hành chính 08 vụ có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tất cả số vụ đều xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu. Xử phạt hành chính 236 triệu đồng; giá trị hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy 229,8 triệu đồng. Trên địa bàn tỉnh không có vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị xử lý bằng hình thức dân sự hoặc hình sự thông qua tòa.
Có thể thấy, trong thời gian qua việc thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, công tác triển khai nhiều thuận lợi do hệ thống chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được địa phương cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện có hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là việc thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp đã coi trọng việc phát triển tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Công tác tư vấn, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua các dự án được triển khai thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã tạo ra một hướng đi mới cho địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản của địa phương. Hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ trên địa bàn bước đầu có hiệu quả. Hoạt động tự bảo vệ quyền của các chủ thể trên địa bàn tỉnh đã có bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động sở hữu trí tuệ còn nhiều khó khăn, chậm đổi mới, chưa đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Sự phối hợp hoạt động về sở hữu trí tuệ giữa các sở, ban, ngành, đơn vị ở một số lĩnh vực chưa tốt cụ thể: Công tác phổ biến tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ còn hạn chế, việc xúc tiến, quảng bá cho thương hiệu đã được bảo hộ còn hạn hẹp, công tác kiểm tra, thanh tra về sở hữu trí tuệ còn bất cập với thực tiễn. Ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện, tuy nhiên sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế; chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ các chủ thể sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; do lợi ích vật chất, một số chủ thể kinh doanh vẫn có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng vẫn tiêu thụ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên do công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ chưa có trọng tâm theo chiến lược phát triển tài sản trí tuệ cũng như phát triển thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ với hoạt động của doanh nghiệp; phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ được lợi ích và giá trị tài sản sở hữu trí tuệ là một bộ phận cấu thành tài sản doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa có bộ phận hoặc cán bộ theo dõi, chăm lo phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thương hiệu, thiếu thông tin về thị trường, thông tin về sở hữu công nghiệp nên thường lúng túng khi đối mặt với các tình huống về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; dẫn đến tình trạng tài sản có giá trị bị người khác chiếm đoạt do không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,….
Để đẩy mạnh các hoạt động về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương thực hiện tốt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, trong thời gian tỉnh Yên Bái tiêp tục triển khai thực hiện tốt một số nội dung như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Chiến lược Sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ chuyên môn, chủ doanh nghiệp về các chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ và lợi ích, giá trị của tài sản trí tuệ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định EVFTA mà Việt Nam là thành viên;
- Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh trong đó có nội dung về hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hiệu quả.
- Tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh thông qua các hoạt động: Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Dự kiến năm 2024 tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí khoảng 5 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp khoa học cho việc xác lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương.
- Tăng cường tiềm lực cho công tác sở hữu trí tuệ; tổ chức, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra, giám định, chống hàng giả, chống gian lận thương mại, chống vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng,…; giải quyết tranh chấp (nếu có) trên địa bàn./.
Nguyễn Thu Hường
Sở Khoa học và Công nghệ