Quy định mới về Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế; giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về loại, nhóm hàng nguy hiểm để đảm bảo việc vận chuyển được an toàn và đúng quy định
Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
Nghị định áp dụng với các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.
Danh mục hàng nguy hiểm được ban hành kèm theo Nghị định này nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế; giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về loại, nhóm hàng nguy hiểm để đảm bảo việc vận chuyển được an toàn và đúng quy định. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại sau:
- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ (gồm: Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng; Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng; Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng; Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể; Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng; Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng);
- Loại 2. Khí (gồm: Nhóm 2.1: Khí dễ cháy; Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại; Nhóm 2.3: Khí độc hại);
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
- Loại 4 (gồm: Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy; Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy);
- Loại 5 (gồm Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa và Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ);
- Loại 6 (gồm: Nhóm 6.1: Chất độc và Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh);
- Loại 7. Chất phóng xạ;
- Loại 8. Chất ăn mòn;
- Loại 9. Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Ngoài ra, các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Về thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được phân cho các Bộ, ngành, cụ thể: Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định (trừ hóa chất bảo vệ thực vật); Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Nghị định số 42/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2020 và thay thế Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa./.
Nguyễn Thị Hương Giang
Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ
Quy định mới về Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế; giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về loại, nhóm hàng nguy hiểm để đảm bảo việc vận chuyển được an toàn và đúng quy địnhNgày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
Nghị định áp dụng với các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.
Danh mục hàng nguy hiểm được ban hành kèm theo Nghị định này nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế; giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về loại, nhóm hàng nguy hiểm để đảm bảo việc vận chuyển được an toàn và đúng quy định. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại sau:
- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ (gồm: Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng; Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng; Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng; Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể; Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng; Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng);
- Loại 2. Khí (gồm: Nhóm 2.1: Khí dễ cháy; Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại; Nhóm 2.3: Khí độc hại);
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
- Loại 4 (gồm: Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy; Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy);
- Loại 5 (gồm Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa và Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ);
- Loại 6 (gồm: Nhóm 6.1: Chất độc và Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh);
- Loại 7. Chất phóng xạ;
- Loại 8. Chất ăn mòn;
- Loại 9. Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Ngoài ra, các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Về thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được phân cho các Bộ, ngành, cụ thể: Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định (trừ hóa chất bảo vệ thực vật); Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Nghị định số 42/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2020 và thay thế Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa./.
Nguyễn Thị Hương Giang
Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ