Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sở Khoa học và Công nghệ đã nhanh chóng kịp thời tuyên truyền nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tới các phòng, đơn vị trực thuộc, tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan.
Ảnh Minh hoạ
Có thể thấy, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dành được nhiều sự quan tâm từ Nhân dân, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Kết thúc hơn 01 tháng tuyên truyền về dự thảo và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiên cứu, cùng trao đổi đưa ra ý kiến cá nhân để tham giá góp ý vào dự thảo, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lấy ý kiến trực tiếp thông qua nhóm Zalo Phổ biến giáo dục pháp luật của Sở và lấy ý kiến tổng hợp của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.
Qua báo cáo, Sở đã tổng hợp 57 lượt ý kiến tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành. Về cơ bản, các ý kiến tham gia đóng góp đều nhất trí với bố cục, nội dung của dự thảo, cho rằng việc ban hành Luật Đất đai sửa đổi là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bố cục dự thảo Luật với 16 chương và 236 điều, kết cấu rõ ràng, các điều luật quy định chi tiết, khách quan.
Dự thảo Luật đã thể chế các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XIII, các Nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt đã thể chế hóa 03 mục tiêu tổng quát, 06 mục tiêu cụ thể, 06 nhóm giải pháp và 08 nhóm chính sách lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều nội dung mới, cụ thể là:
Một là, đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
Hai là, hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Ba là, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất.
Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Sáu là, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất.
Bẩy là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.
Tám là, quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
Chín là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực.
Mười là, đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
Hiện nay, dự thảo vẫn đang trong thời gian lấy ý kiến Nhân dân, thời gian bắt đầu từ ngày 03/01/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023./.
Nguyễn Giang Sở KHCN
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sở Khoa học và Công nghệ đã nhanh chóng kịp thời tuyên truyền nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tới các phòng, đơn vị trực thuộc, tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan.Có thể thấy, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dành được nhiều sự quan tâm từ Nhân dân, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Kết thúc hơn 01 tháng tuyên truyền về dự thảo và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiên cứu, cùng trao đổi đưa ra ý kiến cá nhân để tham giá góp ý vào dự thảo, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lấy ý kiến trực tiếp thông qua nhóm Zalo Phổ biến giáo dục pháp luật của Sở và lấy ý kiến tổng hợp của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.
Qua báo cáo, Sở đã tổng hợp 57 lượt ý kiến tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành. Về cơ bản, các ý kiến tham gia đóng góp đều nhất trí với bố cục, nội dung của dự thảo, cho rằng việc ban hành Luật Đất đai sửa đổi là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bố cục dự thảo Luật với 16 chương và 236 điều, kết cấu rõ ràng, các điều luật quy định chi tiết, khách quan.
Dự thảo Luật đã thể chế các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XIII, các Nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt đã thể chế hóa 03 mục tiêu tổng quát, 06 mục tiêu cụ thể, 06 nhóm giải pháp và 08 nhóm chính sách lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều nội dung mới, cụ thể là:
Một là, đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
Hai là, hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Ba là, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất.
Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Sáu là, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất.
Bẩy là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.
Tám là, quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
Chín là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực.
Mười là, đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
Hiện nay, dự thảo vẫn đang trong thời gian lấy ý kiến Nhân dân, thời gian bắt đầu từ ngày 03/01/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023./.
Nguyễn Giang Sở KHCN