Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia có thể giúp người sản xuất quản lý toàn diện các hoạt động nội bộ như: xuống giống, bón phân, xử lý dịch hại, chăm sóc cây trồng vật nuôi, thu hoạch, sản xuất, chế biến, đóng gói, còn người tiêu dùng có thể xem trực tiếp hình ảnh, thông tin đầy đủ về sản phẩm như: thành phần, thời gian sản xuất, hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có thể so sánh về giá trước khi mua sản phẩm.
Yên Bái với lợi thế của một tỉnh miền núi có tiềm năng đất đai rất lớn, có khí hậu đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau đã tạo ra nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp khác nhau, tạo cho Yên Bái có nhiều thế mạnh về sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, lâm sản, thực phẩm. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung phát triển sản xuất các loại cây trồng chủ lực: chè, quế, sơn tra, măng tre Bát độ, trồng dâu, nuôi tằm, gỗ nguyên liệu, cây lương thực, cây ăn quả, đại gia súc, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản... Trong đó, có một số sản phẩm đã được bảo hộ về Sở hữu trí tuệ và được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, một số sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tồn tại trên thị trường làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng
Trước thực trạng đó, xây dựng Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động (TXNG) và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa; nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về TXNG. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty Cổ phần ICheck, triển khai đề tài "Nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá của tỉnh Yên Bái". Đề tài được thực hiện trong 2 năm (2021-2022), với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, kết nối với Cổng thông tin TXNG sản phẩm hàng hóa quốc gia, góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu Nông sản Việt.
Trong 2 năm thực hiện, đề tài đã đạt được nhưng kết quả nhất định, cụ thể: Xây dựng được Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái đáp ứng theo TCVN 12850:2019 bao gồm (Hệ thống cổng thông tin TXNG đáp ứng theo TCVN 12850:2019, hệ thống quản trị CMS cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp, hệ thống APP trên Ios và android cho doanh nghiệp vận hành); xây dựng 6 mô hình điểm tại thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái cụ thể là: Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã Tân Thịnh; Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Bảo; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Yên Thành; Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng; Hợp tác xã Bình An; Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu để hỗ trợ triển khai TXNG, đăng ký mã số, mã vạch và tem TXNG (6 mô hình này được đào tạo tập huấn áp dụng được quy trình TXNG và hoạt động kinh doanh, được khởi tạo tài khoản và cấp tài khoản để thực hiện quản lý TXNG của doanh nghiệp và tổ chức, được đăng ký đầy đủ mã số mã vạch cho sản phẩm thương mại, được cung cấp mã Qrcode TXNG in, dán trên sản phẩm); đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm cho 30 cá nhân bao gồm: sử dụng phần mềm, quản trị và vận hành hệ thống TXNG theo tiêu chuẩn quốc gia.
Đề tài đã đi sâu phân tích và thực hiện về các nội dung, phương pháp, kỹ thuật sử dụng bao gồm: đánh giá thực trạng triển khai, quản lý và TXNG sản phẩm, hàng hóa; thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về TXNG sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái; nghiên cứu, phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm TXNG sản phẩm hàng hóa; xây dựng mô hình điểm để hỗ trợ triển khai TXNG, đăng ký mã số, mã vạch và tem truy xuất nguồn gốc; Hội thảo khoa học và tập huấn chuyển giao công nghệ...
Đề tài mang tính mới, tính sáng tạo đó là nghiên cứu đầu tiên ứng dụng công nghệ TXNG tại tỉnh Yên Bái. Việc phát triển ứng dụng này sẽ góp phần đổi mới cách tiếp cận, sáng tạo trong thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về TXNG sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và tham gia áp dụng công nghệ TXNG sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia cho các nhóm sản phẩm, hàng hóa. Giúp quản lý vùng nguyên liệu và nâng cao chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới tích hợp vào Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hoá quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và vận hành sử dụng. Kỹ thuật sử dụng của hệ thống phần mềm được xây dựng dựa trên các tiêu chí, công nghệ tối thiểu như: cơ sở dữ liệu MySQL; ngôn ngữ lập trình công nghệ mã nguồn mở PHP công nghệ xây dựng app mobile, microservice, java; giao diện react native; giao diện Web Application, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tiêu chuẩn Unicode theo chuẩn TCVN 6909:2001 trở lên; hệ điều hành máy chủ hệ thống Linux, CentOS phiên bản 7.0 trở lên; Yêu cầu về trình duyệt web Internet Explorer 11 và Firefox 50 trở lên, Chrome 50.
Có thể nói, xây dựng được Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái là nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo an toàn, minh bạch trong sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh ra thị trường. Sản phẩm quan trọng của đề tài là "Phần mềm quản lý truy xuất nguồn gốc" bởi nó đã đáp ứng được các yêu cầu khoa học đặt ra đó là: theo dõi, giám sát trực tuyến; tổng hợp thống kê; quản lý, lưu trữ dữ liệu truy cập web, App thống kê báo cáo; thống kê nhật ký sản xuất, lô hàng, tem chống giả; quản lý chứng nhận như VietGap, GlobalGap, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất; quản lý địa điểm sản xuất, nhà xưởng, vùng sản xuất... khi được sử dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước (quản lý hoạt động, cấp phép, thanh tra, kiểm tra). Mặt khác, với doanh nghiệp Hệ thống TXNG còn có giá trị là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm; với người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn, khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm; còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa.
Từ tháng 3 năm 2023, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái đã đi vào hoạt động, địa chỉ truy cập https://truyxuatnguongoc.yenbai.gov.vn đối tượng khai thác và sử dụng là các tổ chức, cá nhân. Nội dung hoạt động của Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm: thông tin các văn bản quy phạm pháp luật về TXNG sản phẩm hàng hóa; tin hoạt động về TXNG sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái; cập nhật thông tin phục vụ cho hoạt động TXNG sản phẩm, hàng hóa như: vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, vận chuyển, kho tổng, đại lý, siêu thị, cửa hàng... đến người tiêu dùng. Đây là việc làm có ý nghĩa, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân./.
Phan Thu Hương - Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN Yên Bái
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia có thể giúp người sản xuất quản lý toàn diện các hoạt động nội bộ như: xuống giống, bón phân, xử lý dịch hại, chăm sóc cây trồng vật nuôi, thu hoạch, sản xuất, chế biến, đóng gói, còn người tiêu dùng có thể xem trực tiếp hình ảnh, thông tin đầy đủ về sản phẩm như: thành phần, thời gian sản xuất, hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có thể so sánh về giá trước khi mua sản phẩm.Yên Bái với lợi thế của một tỉnh miền núi có tiềm năng đất đai rất lớn, có khí hậu đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau đã tạo ra nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp khác nhau, tạo cho Yên Bái có nhiều thế mạnh về sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, lâm sản, thực phẩm. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã và đang tập trung phát triển sản xuất các loại cây trồng chủ lực: chè, quế, sơn tra, măng tre Bát độ, trồng dâu, nuôi tằm, gỗ nguyên liệu, cây lương thực, cây ăn quả, đại gia súc, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản... Trong đó, có một số sản phẩm đã được bảo hộ về Sở hữu trí tuệ và được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, một số sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tồn tại trên thị trường làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng
Trước thực trạng đó, xây dựng Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động (TXNG) và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa; nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về TXNG. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty Cổ phần ICheck, triển khai đề tài "Nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá của tỉnh Yên Bái". Đề tài được thực hiện trong 2 năm (2021-2022), với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, kết nối với Cổng thông tin TXNG sản phẩm hàng hóa quốc gia, góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu Nông sản Việt.
Trong 2 năm thực hiện, đề tài đã đạt được nhưng kết quả nhất định, cụ thể: Xây dựng được Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái đáp ứng theo TCVN 12850:2019 bao gồm (Hệ thống cổng thông tin TXNG đáp ứng theo TCVN 12850:2019, hệ thống quản trị CMS cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp, hệ thống APP trên Ios và android cho doanh nghiệp vận hành); xây dựng 6 mô hình điểm tại thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái cụ thể là: Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã Tân Thịnh; Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Bảo; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Yên Thành; Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng; Hợp tác xã Bình An; Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu để hỗ trợ triển khai TXNG, đăng ký mã số, mã vạch và tem TXNG (6 mô hình này được đào tạo tập huấn áp dụng được quy trình TXNG và hoạt động kinh doanh, được khởi tạo tài khoản và cấp tài khoản để thực hiện quản lý TXNG của doanh nghiệp và tổ chức, được đăng ký đầy đủ mã số mã vạch cho sản phẩm thương mại, được cung cấp mã Qrcode TXNG in, dán trên sản phẩm); đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm cho 30 cá nhân bao gồm: sử dụng phần mềm, quản trị và vận hành hệ thống TXNG theo tiêu chuẩn quốc gia.
Đề tài đã đi sâu phân tích và thực hiện về các nội dung, phương pháp, kỹ thuật sử dụng bao gồm: đánh giá thực trạng triển khai, quản lý và TXNG sản phẩm, hàng hóa; thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về TXNG sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái; nghiên cứu, phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm TXNG sản phẩm hàng hóa; xây dựng mô hình điểm để hỗ trợ triển khai TXNG, đăng ký mã số, mã vạch và tem truy xuất nguồn gốc; Hội thảo khoa học và tập huấn chuyển giao công nghệ...
Đề tài mang tính mới, tính sáng tạo đó là nghiên cứu đầu tiên ứng dụng công nghệ TXNG tại tỉnh Yên Bái. Việc phát triển ứng dụng này sẽ góp phần đổi mới cách tiếp cận, sáng tạo trong thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về TXNG sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và tham gia áp dụng công nghệ TXNG sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia cho các nhóm sản phẩm, hàng hóa. Giúp quản lý vùng nguyên liệu và nâng cao chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm, tiến tới tích hợp vào Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hoá quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và vận hành sử dụng. Kỹ thuật sử dụng của hệ thống phần mềm được xây dựng dựa trên các tiêu chí, công nghệ tối thiểu như: cơ sở dữ liệu MySQL; ngôn ngữ lập trình công nghệ mã nguồn mở PHP công nghệ xây dựng app mobile, microservice, java; giao diện react native; giao diện Web Application, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tiêu chuẩn Unicode theo chuẩn TCVN 6909:2001 trở lên; hệ điều hành máy chủ hệ thống Linux, CentOS phiên bản 7.0 trở lên; Yêu cầu về trình duyệt web Internet Explorer 11 và Firefox 50 trở lên, Chrome 50.
Có thể nói, xây dựng được Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái là nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo an toàn, minh bạch trong sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh ra thị trường. Sản phẩm quan trọng của đề tài là "Phần mềm quản lý truy xuất nguồn gốc" bởi nó đã đáp ứng được các yêu cầu khoa học đặt ra đó là: theo dõi, giám sát trực tuyến; tổng hợp thống kê; quản lý, lưu trữ dữ liệu truy cập web, App thống kê báo cáo; thống kê nhật ký sản xuất, lô hàng, tem chống giả; quản lý chứng nhận như VietGap, GlobalGap, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất; quản lý địa điểm sản xuất, nhà xưởng, vùng sản xuất... khi được sử dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước (quản lý hoạt động, cấp phép, thanh tra, kiểm tra). Mặt khác, với doanh nghiệp Hệ thống TXNG còn có giá trị là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm; với người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn, khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm; còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa.
Từ tháng 3 năm 2023, Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái đã đi vào hoạt động, địa chỉ truy cập https://truyxuatnguongoc.yenbai.gov.vn đối tượng khai thác và sử dụng là các tổ chức, cá nhân. Nội dung hoạt động của Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm: thông tin các văn bản quy phạm pháp luật về TXNG sản phẩm hàng hóa; tin hoạt động về TXNG sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái; cập nhật thông tin phục vụ cho hoạt động TXNG sản phẩm, hàng hóa như: vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, vận chuyển, kho tổng, đại lý, siêu thị, cửa hàng... đến người tiêu dùng. Đây là việc làm có ý nghĩa, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân./.
Phan Thu Hương - Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN Yên Bái