Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh và nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc đăng ký, quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả, đảm bảo đúng theo các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tại các tổ chức là chủ sở hữu, tổ chức quản lý (hoặc được ủy quyền quản lý) nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Ngọc Thư, Phó giám đốc Sở, Trưởng Đoàn kiểm tra cùng thành viên Đoàn làm việc tại Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ
Từ ngày 09/10/2023 đến ngày 23/11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra tại các tổ chức là chủ sở hữu, tổ chức quản lý (hoặc được ủy quyền quản lý) 10 nhãn hiệu tập thể, 14 nhãn hiệu chứng nhận và 10 chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.
- Đối với nhãn hiệu tập thể: Qua kiểm tra cho thấy, các chủ sở hữu đối với 10 nhãn hiệu tập thể (miến đao Giới Phiên, thịt hun khói Mường Lò, miến đao Quy Mông, mật ong Trấn Yên, cam Lục Yên, chè xanh Hán Đà, gạo Bạch Hà, măng ớt Trạm Tấu, gạo nếp 87 Trạm Tấu và mật ong Văn Chấn) đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý, cụ thể như: Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; quy chế sử dụng tem nhãn hiệu tập thể; quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể;…Trên cơ sở các quy chế quản lý và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể và nhu cầu sử dụng nhãn hiệu tập thể của các tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu đã trực tiếp thực hiện việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo quy định; thực hiện việc quản lý, kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Cơ bản các chủ sở hữu đã thực hiện tốt việc quản lý nội bộ theo quy chế, điều lệ đã được ban hành. Việc quản lý và cấp phát tem nhãn đã được các chủ sở hữu nhãn hiệu tập đã tuân thủ việc quản lý và cấp phát tem nhãn cho các thành viên. Trong quá trình sản xuất các thành viên tham gia phải tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật. Các sản phẩm được gắn nhãn hiệu tập thể đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc duy trì, khai thác và phát triển hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể đã được các chủ sở hữu thực hiện tốt như: tổ chức và tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm; triểu khai đưa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể vào hệ thống siêu thị; phối hợp với các đơn vị truyền thông trên địa bàn xây dựng phóng sự, bài viết về tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, đăng tải trên các phương tiện thông tin của tỉnh,..Tuy nhiên, về website tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hầu hết các đơn vị đều không còn duy trì hoạt động, hoặc một số nhãn hiệu tập thể website còn hoạt động nhưng số lượng tin, bài, hình ảnh, lượt truy cập ít, không thường xuyên; Có thể thấy, các hoạt động quảng bá nhãn hiệu tập thể được các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể sử dụng đa phần thường là hoạt động quảng bá trực tiếp khi tham gia các hội chợ, triển lãm,..hoặc thông qua hình thức quảng bá trực tuyến qua zalo, facebook, kênh bán hàng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử,...
- Đối với Nhãn hiệu chứng nhận: Kiểm tra thực tế tình hình quản lý, sử dụng và phát triển đối với 14 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, gồm; chè xanh Trấn Yên, bưởi Đại Minh, cá Hồ Thác Bà, Vịt bầu Lâm Thượng, khoai tím Lục Yên, cá bỗng Lục Yên, gạo nếp Lào mu Khánh Thiện, tranh đá quý Lục Yên, sơn tra Mù Cang Chải, gà xương đen Mù Cang Chải, gà đen bản địa Trạm Tấu, lợn đen bản địa Trạm Tấu, khoai sọ nương Trạm Tấu và các sản phẩm từ Quế Văn Yên. Kết quả kiểm tra cho thấy, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý nhãn hiệu chứng nhận; quy chế sử dụng tem nhãn hiệu chứng nhận; quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Trên cơ sở quy chế quản lý đã ban hành và nhu cầu sử dụng NHCN của các tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo quy định, cụ thể: đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Văn Yên cho 02 tổ chức; Vịt bầu Lâm Thượng cho 05 tổ chức, cá nhân (01 Hợp tác xã và 04 hộ cá nhân); Khoai sọ nương Trạm Tấu cho 06 tổ chức, cá nhân (01 Hợp tác xã và 05 hộ cá nhân); Bưởi Đại Minh cho 13 tổ chức, cá nhân (03 Hợp tác xã và 10 hộ dân); Cá Hồ Thác Bà cho 06 tổ chức, cá nhân (03 hợp tác xã, 03 hộ dân);,... Trong tổng số 14 nhãn hiệu chứng nhận được kiểm tra, có 13/14 nhãn hiệu chứng nhận vẫn đang duy trì việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Về cơ bản trong quá trình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận các cơ quan quản lý đã thực hiện đúng theo tuân thủ các quy chế, quy định quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã được ban hành, có 01/14 (NHCN Sơn tra Mù Cang Chải) không duy trì việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Nguyên nhân do các hộ cá thể được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng khác nên không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sơn tra Mù Cang Chải. Từ năm 2017 đến nay, cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận không cấp thêm quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sơn tra Mù Cang Chải cho tổ chức, cá nhân nào trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.. Sau khi các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, hầu hết các cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận đều chưa triển khai các hoạt động về kiểm tra, kiếm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận theo đúng quy chế kiểm soát đã được ban hành. Việc duy trì, khai thác và phát triển hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đã được thực hiện nhưng còn chưa được thường xuyên, liên tục,...
- Đối với Chỉ dẫn địa lý: Kiểm tra thực tế tình hình quản lý, sử dụng và phát triển đối với 10 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, gồm: Măng tre Bát Độ; Cam Văn Chấn, Chè Shan Suối Giàng Văn Chấn, Ba ba gai Văn Chấn, Bưởi Khả Lĩnh, Nếp Tú Lệ, Chè Shan Phình Hồ, Gạo Mường Lò, Quế Văn Yên và Mật ong Mù Cang Chải. Về hệ thống văn bản quản lý, các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý đều đã ban hành hệ thống văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý đảm bảo quy định, cụ thể: Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý; Quy chế cáp và thu hồi chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chỉ dẫn địa lý,…Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý có một số ít nội dung không còn phù hợp với thực tế, cụ thể như: đối với chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên, các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Văn Yên có một số nội dung về hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, về cơ quan kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý (giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng tỉnh Yên Bái thực hiện chức năng kiếm soát chất lượng quế Văn Yên không còn phù hợp với tình hình thực tiễn do Chi cục đã không còn); đối với chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò trong toàn bộ hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Mường Lò chưa có nội dung quy định về quản lý, kiểm soát chất lượng bên ngoài cũng như giao trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức nào thực hiện chức năng kiếm soát bên ngoài của chỉ dẫn địa lý;....Ngoài ra, còn chỉ dẫn địa lý Bưởi Khả Lĩnh thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình cho đến thời điểm kiểm tra, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý chưa ban hành hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thực tế cho thấy, hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều được xây dựng và ban hành trước khi Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ có hiệu lực nên một số nội dung quy định về tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hỉ dẫn địa lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn các nội dung chính của Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý,...có sự thay đổi, bổ sung, do vậy trong thời gian tới các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho phù hợp với quy định.
Trên cơ sở quy chế quản lý và đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng theo quy định, cụ thể: đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát Độ cho 05 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức do chuyển đổi hình thức hoạt động, cơ quan quản lý đã thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Hơp tác xã dịch vụ tổng hợp Hồng Ca) còn lại 04 tổ chức vẫn sử dụng quyền CDĐL (Công ty TNHH An Dung Kiên Thành, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Phúc Lợi; Hợp tác xã măng tre Bát Độ Hưng Khánh); cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Suối Giàng cho 05 tổ chức (Hợp tác xã Suối Giàng; Công ty TNHH Sổng Gia Trà; Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng; Hợp tác xã nông trại chè hữu cơ Liên shan Suối Giàng và Công ty cổ phần Qfarm chi nhánh Suối Giàng); Cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn 02 tổ chức, hộ cá nhân (Hợp tác xã trồng cây ăn quả và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận và hộ kinh doanh cam Nguyễn Đức Thái); cấp quyền sử dụng chỉ dẫn đại lý Baba gai Văn Chấn 01 tổ chức (Hợp tác xã chăn nuôi baba gai Cát Thịnh); cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Gạo nếp Tú Lệ cho 01 tổ chức (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ); cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý chè Shan Phình Hồ cho 02 tổ chức (Công ty TNHH Hiệp Thành và Công ty TNHH Minh Thành).....Trong quá trình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, các cơ quan quản lý cơ bản đã thực hiện đúng theo quy chế quản lý và sử dụng đã ban hành. Hầu hết các chỉ dẫn địa lý đều chưa thành lập tổ chức quản lý nội bộ; có một số chỉ dẫn địa lý đã thành lập tổ chức quản lý nội bộ (Hội sản xuất và kinh doanh quế Văn Yên; Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò) nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò là tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý nội bộ của chỉ dẫn địa lý để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý việc tem chỉ dẫn địa lý; kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc sử dụng tem, nhãn mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức thực hiện các quy chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện các tiêu chí bắt buộc trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý,....Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý đã duy trì và khai thác hệ thống các phương tiện quản lý, quảng bá sản phẩm, đã phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, cụ thể như: Quảng bá sản phẩm mật ong Mù Cang Chải, sản phẩm Măng tre Bát Độ, sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn, sản phẩm nếp Tú Lệ, sản phẩm Cam Văn Chấn, sản phẩm chè Shan Phình Hồ,...trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa sản phẩm giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn các tổ chức, hộ cá thể được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đầu tư thiết kế hệ thống logo, in ấn tem nhãn, bao bì sản phẩm, giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng kinh doanh trong và ngoài tỉnh, khách du lịch; đã thực hiện việc cập nhật tin bài trên website quảng bá sản phẩm tuy nhiên chưa được thường xuyên liên tục,…
Nhìn chung, trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh, cơ bản các chủ sở hữu, cơ quan quản lý hoặc cơ quan được ủy quyền quản lý đã thực hiện đúng theo quy chế, quy trình quản lý được ban hành. Đã xây dựng hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ; đã thực hiện việc cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng được yêu cầu; đã tuyên truyền quảng bá tài sản trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website, quản lý sản phẩm bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc mã QR code,...Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như sau: Mặc dù đã được tuyên truyền, hướng dẫn nhưng nhận thức của các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn các huyện, thị về quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Hầu hết các cơ quan quản lý hoặc chủ sở hữu đều chưa xây dựng kế hoạch và tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý hàng năm; hệ thống về tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được thực hiện nhưng việc duy trì website, cập nhật tin bài của tất cả các sản phẩm đều chưa được thường xuyên, liên tục; chưa gắn sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý phát triển theo chuỗi giá trị; một số chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là các hội xuất thân là tổ chức xã hội đoàn thể; cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận, cơ quan kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện) là công tác kiêm nhiệm nên các hoạt động về tổ chức quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế; Hầu hết các chỉ dẫn địa lý được kiểm tra đều chưa thành lập tổ chức quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý việc sử dụng tem chỉ dẫn địa lý; kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc sử dụng tem, nhãn mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức thực hiện các quy chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện các tiêu chí bắt buộc trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý,...; các cơ quan quản lý chưa bố trí nguồn kinh phí hàng năm để duy trì công tác quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý,...
Để làm tốt công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên đia bàn, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc đăng ký, quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ có một số kiến nghị sau:
- Đối với các ngành chức năng: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật và các văn bản có liên quan đến công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các các cơ quan quản lý, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.
- Đối với chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng theo quy định; trong trường hợp các tổ chức, cá nhân không sử dụng nhãn hiệu hoặc thay đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà ngành nghề đó không liên quan đến nhãn hiệu thì cơ quan quản lý tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu còn thời hạn) theo quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; việc sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mã QR code; thực hiện việc quản lý và duy trì website, cập nhật tin bài một cách thường xuyên, liên tục; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ thực hiện công tác quản lý và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đối với cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý: Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các văn bản phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý đảm bảo nội dung theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Riêng đối với chỉ dẫn địa lý chưa xây dựng văn bản quản lý (CDĐL Bưởi Khả Lĩnh) đề nghị cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý khẩn trương tham mưu xây dựng, trình Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý ban hành hệ thống văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý đảm bảo theo quy định trong thời gian sớm nhất; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý theo quy định; phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn và phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho cán bộ quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, cán bộ các cơ quan có liên quan để thực hiện các hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý theo Quy chế đã ban hành; hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác và phát triển giá trị thương mại của chỉ dẫn địa lý. Đối với Chỉ dẫn địa lý chưa thành lập tổ chức tập thể quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý (gọi tắt là Tổ chức tập thể) đề nghị xem xét, thành lập tổ chức tập thể thực hiện nhiệm vụ quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý. Tổ chức tập thể được thành lập có thể bao gồm các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc các tổ chức được thành lập hợp pháp khác như hội, hiệp hội, chi hội của những nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ uy tín của tổ chức tập thể, quyền lợi của các thành viên; duy trì và phát triển danh tiếng, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Nguyễn Thu Hường
Sở Khoa học và Công nghệ
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh và nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc đăng ký, quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả, đảm bảo đúng theo các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tại các tổ chức là chủ sở hữu, tổ chức quản lý (hoặc được ủy quyền quản lý) nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 09/10/2023 đến ngày 23/11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra tại các tổ chức là chủ sở hữu, tổ chức quản lý (hoặc được ủy quyền quản lý) 10 nhãn hiệu tập thể, 14 nhãn hiệu chứng nhận và 10 chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.
- Đối với nhãn hiệu tập thể: Qua kiểm tra cho thấy, các chủ sở hữu đối với 10 nhãn hiệu tập thể (miến đao Giới Phiên, thịt hun khói Mường Lò, miến đao Quy Mông, mật ong Trấn Yên, cam Lục Yên, chè xanh Hán Đà, gạo Bạch Hà, măng ớt Trạm Tấu, gạo nếp 87 Trạm Tấu và mật ong Văn Chấn) đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý, cụ thể như: Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; quy chế sử dụng tem nhãn hiệu tập thể; quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể;…Trên cơ sở các quy chế quản lý và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể và nhu cầu sử dụng nhãn hiệu tập thể của các tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu đã trực tiếp thực hiện việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo quy định; thực hiện việc quản lý, kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Cơ bản các chủ sở hữu đã thực hiện tốt việc quản lý nội bộ theo quy chế, điều lệ đã được ban hành. Việc quản lý và cấp phát tem nhãn đã được các chủ sở hữu nhãn hiệu tập đã tuân thủ việc quản lý và cấp phát tem nhãn cho các thành viên. Trong quá trình sản xuất các thành viên tham gia phải tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật. Các sản phẩm được gắn nhãn hiệu tập thể đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc duy trì, khai thác và phát triển hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể đã được các chủ sở hữu thực hiện tốt như: tổ chức và tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm; triểu khai đưa sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể vào hệ thống siêu thị; phối hợp với các đơn vị truyền thông trên địa bàn xây dựng phóng sự, bài viết về tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, đăng tải trên các phương tiện thông tin của tỉnh,..Tuy nhiên, về website tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hầu hết các đơn vị đều không còn duy trì hoạt động, hoặc một số nhãn hiệu tập thể website còn hoạt động nhưng số lượng tin, bài, hình ảnh, lượt truy cập ít, không thường xuyên; Có thể thấy, các hoạt động quảng bá nhãn hiệu tập thể được các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể sử dụng đa phần thường là hoạt động quảng bá trực tiếp khi tham gia các hội chợ, triển lãm,..hoặc thông qua hình thức quảng bá trực tuyến qua zalo, facebook, kênh bán hàng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử,...
- Đối với Nhãn hiệu chứng nhận: Kiểm tra thực tế tình hình quản lý, sử dụng và phát triển đối với 14 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, gồm; chè xanh Trấn Yên, bưởi Đại Minh, cá Hồ Thác Bà, Vịt bầu Lâm Thượng, khoai tím Lục Yên, cá bỗng Lục Yên, gạo nếp Lào mu Khánh Thiện, tranh đá quý Lục Yên, sơn tra Mù Cang Chải, gà xương đen Mù Cang Chải, gà đen bản địa Trạm Tấu, lợn đen bản địa Trạm Tấu, khoai sọ nương Trạm Tấu và các sản phẩm từ Quế Văn Yên. Kết quả kiểm tra cho thấy, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý nhãn hiệu chứng nhận; quy chế sử dụng tem nhãn hiệu chứng nhận; quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Trên cơ sở quy chế quản lý đã ban hành và nhu cầu sử dụng NHCN của các tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo quy định, cụ thể: đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Văn Yên cho 02 tổ chức; Vịt bầu Lâm Thượng cho 05 tổ chức, cá nhân (01 Hợp tác xã và 04 hộ cá nhân); Khoai sọ nương Trạm Tấu cho 06 tổ chức, cá nhân (01 Hợp tác xã và 05 hộ cá nhân); Bưởi Đại Minh cho 13 tổ chức, cá nhân (03 Hợp tác xã và 10 hộ dân); Cá Hồ Thác Bà cho 06 tổ chức, cá nhân (03 hợp tác xã, 03 hộ dân);,... Trong tổng số 14 nhãn hiệu chứng nhận được kiểm tra, có 13/14 nhãn hiệu chứng nhận vẫn đang duy trì việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Về cơ bản trong quá trình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận các cơ quan quản lý đã thực hiện đúng theo tuân thủ các quy chế, quy định quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã được ban hành, có 01/14 (NHCN Sơn tra Mù Cang Chải) không duy trì việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Nguyên nhân do các hộ cá thể được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng khác nên không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sơn tra Mù Cang Chải. Từ năm 2017 đến nay, cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận không cấp thêm quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sơn tra Mù Cang Chải cho tổ chức, cá nhân nào trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.. Sau khi các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, hầu hết các cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận đều chưa triển khai các hoạt động về kiểm tra, kiếm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận theo đúng quy chế kiểm soát đã được ban hành. Việc duy trì, khai thác và phát triển hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đã được thực hiện nhưng còn chưa được thường xuyên, liên tục,...
- Đối với Chỉ dẫn địa lý: Kiểm tra thực tế tình hình quản lý, sử dụng và phát triển đối với 10 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, gồm: Măng tre Bát Độ; Cam Văn Chấn, Chè Shan Suối Giàng Văn Chấn, Ba ba gai Văn Chấn, Bưởi Khả Lĩnh, Nếp Tú Lệ, Chè Shan Phình Hồ, Gạo Mường Lò, Quế Văn Yên và Mật ong Mù Cang Chải. Về hệ thống văn bản quản lý, các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý đều đã ban hành hệ thống văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý đảm bảo quy định, cụ thể: Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý; Quy chế cáp và thu hồi chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chỉ dẫn địa lý,…Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý có một số ít nội dung không còn phù hợp với thực tế, cụ thể như: đối với chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên, các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Văn Yên có một số nội dung về hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, về cơ quan kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý (giao cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng tỉnh Yên Bái thực hiện chức năng kiếm soát chất lượng quế Văn Yên không còn phù hợp với tình hình thực tiễn do Chi cục đã không còn); đối với chỉ dẫn địa lý Gạo Mường Lò trong toàn bộ hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Mường Lò chưa có nội dung quy định về quản lý, kiểm soát chất lượng bên ngoài cũng như giao trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức nào thực hiện chức năng kiếm soát bên ngoài của chỉ dẫn địa lý;....Ngoài ra, còn chỉ dẫn địa lý Bưởi Khả Lĩnh thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình cho đến thời điểm kiểm tra, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý chưa ban hành hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thực tế cho thấy, hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều được xây dựng và ban hành trước khi Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ có hiệu lực nên một số nội dung quy định về tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hỉ dẫn địa lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn các nội dung chính của Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý,...có sự thay đổi, bổ sung, do vậy trong thời gian tới các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho phù hợp với quy định.
Trên cơ sở quy chế quản lý và đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng theo quy định, cụ thể: đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát Độ cho 05 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức do chuyển đổi hình thức hoạt động, cơ quan quản lý đã thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Hơp tác xã dịch vụ tổng hợp Hồng Ca) còn lại 04 tổ chức vẫn sử dụng quyền CDĐL (Công ty TNHH An Dung Kiên Thành, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Phúc Lợi; Hợp tác xã măng tre Bát Độ Hưng Khánh); cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Suối Giàng cho 05 tổ chức (Hợp tác xã Suối Giàng; Công ty TNHH Sổng Gia Trà; Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng; Hợp tác xã nông trại chè hữu cơ Liên shan Suối Giàng và Công ty cổ phần Qfarm chi nhánh Suối Giàng); Cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn 02 tổ chức, hộ cá nhân (Hợp tác xã trồng cây ăn quả và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận và hộ kinh doanh cam Nguyễn Đức Thái); cấp quyền sử dụng chỉ dẫn đại lý Baba gai Văn Chấn 01 tổ chức (Hợp tác xã chăn nuôi baba gai Cát Thịnh); cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Gạo nếp Tú Lệ cho 01 tổ chức (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ); cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý chè Shan Phình Hồ cho 02 tổ chức (Công ty TNHH Hiệp Thành và Công ty TNHH Minh Thành).....Trong quá trình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, các cơ quan quản lý cơ bản đã thực hiện đúng theo quy chế quản lý và sử dụng đã ban hành. Hầu hết các chỉ dẫn địa lý đều chưa thành lập tổ chức quản lý nội bộ; có một số chỉ dẫn địa lý đã thành lập tổ chức quản lý nội bộ (Hội sản xuất và kinh doanh quế Văn Yên; Hội Sản xuất và Kinh doanh gạo Mường Lò) nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò là tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý nội bộ của chỉ dẫn địa lý để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý việc tem chỉ dẫn địa lý; kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc sử dụng tem, nhãn mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức thực hiện các quy chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện các tiêu chí bắt buộc trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý,....Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý đã duy trì và khai thác hệ thống các phương tiện quản lý, quảng bá sản phẩm, đã phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, cụ thể như: Quảng bá sản phẩm mật ong Mù Cang Chải, sản phẩm Măng tre Bát Độ, sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng Văn Chấn, sản phẩm nếp Tú Lệ, sản phẩm Cam Văn Chấn, sản phẩm chè Shan Phình Hồ,...trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa sản phẩm giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn các tổ chức, hộ cá thể được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đầu tư thiết kế hệ thống logo, in ấn tem nhãn, bao bì sản phẩm, giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng kinh doanh trong và ngoài tỉnh, khách du lịch; đã thực hiện việc cập nhật tin bài trên website quảng bá sản phẩm tuy nhiên chưa được thường xuyên liên tục,…
Nhìn chung, trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh, cơ bản các chủ sở hữu, cơ quan quản lý hoặc cơ quan được ủy quyền quản lý đã thực hiện đúng theo quy chế, quy trình quản lý được ban hành. Đã xây dựng hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ; đã thực hiện việc cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng được yêu cầu; đã tuyên truyền quảng bá tài sản trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website, quản lý sản phẩm bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc mã QR code,...Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như sau: Mặc dù đã được tuyên truyền, hướng dẫn nhưng nhận thức của các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn các huyện, thị về quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Hầu hết các cơ quan quản lý hoặc chủ sở hữu đều chưa xây dựng kế hoạch và tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý hàng năm; hệ thống về tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được thực hiện nhưng việc duy trì website, cập nhật tin bài của tất cả các sản phẩm đều chưa được thường xuyên, liên tục; chưa gắn sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý phát triển theo chuỗi giá trị; một số chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là các hội xuất thân là tổ chức xã hội đoàn thể; cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận, cơ quan kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện) là công tác kiêm nhiệm nên các hoạt động về tổ chức quản lý và sử dụng tài sản trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế; Hầu hết các chỉ dẫn địa lý được kiểm tra đều chưa thành lập tổ chức quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý việc sử dụng tem chỉ dẫn địa lý; kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc sử dụng tem, nhãn mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức thực hiện các quy chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện các tiêu chí bắt buộc trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý,...; các cơ quan quản lý chưa bố trí nguồn kinh phí hàng năm để duy trì công tác quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý,...
Để làm tốt công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên đia bàn, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc đăng ký, quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ có một số kiến nghị sau:
- Đối với các ngành chức năng: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật và các văn bản có liên quan đến công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các các cơ quan quản lý, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.
- Đối với chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng theo quy định; trong trường hợp các tổ chức, cá nhân không sử dụng nhãn hiệu hoặc thay đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà ngành nghề đó không liên quan đến nhãn hiệu thì cơ quan quản lý tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu còn thời hạn) theo quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; việc sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mã QR code; thực hiện việc quản lý và duy trì website, cập nhật tin bài một cách thường xuyên, liên tục; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ thực hiện công tác quản lý và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đối với cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý: Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các văn bản phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý đảm bảo nội dung theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Riêng đối với chỉ dẫn địa lý chưa xây dựng văn bản quản lý (CDĐL Bưởi Khả Lĩnh) đề nghị cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý khẩn trương tham mưu xây dựng, trình Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý ban hành hệ thống văn bản quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý đảm bảo theo quy định trong thời gian sớm nhất; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý theo quy định; phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn và phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho cán bộ quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, cán bộ các cơ quan có liên quan để thực hiện các hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý theo Quy chế đã ban hành; hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác và phát triển giá trị thương mại của chỉ dẫn địa lý. Đối với Chỉ dẫn địa lý chưa thành lập tổ chức tập thể quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý (gọi tắt là Tổ chức tập thể) đề nghị xem xét, thành lập tổ chức tập thể thực hiện nhiệm vụ quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý. Tổ chức tập thể được thành lập có thể bao gồm các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc các tổ chức được thành lập hợp pháp khác như hội, hiệp hội, chi hội của những nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ uy tín của tổ chức tập thể, quyền lợi của các thành viên; duy trì và phát triển danh tiếng, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Nguyễn Thu Hường
Sở Khoa học và Công nghệ
Các bài khác
- Một số kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 của Sở Khoa học và Công nghệ trong năm 2023 (18/12/2023)
- Phối hợp, tuyên truyền, phổ biến, triển khai, áp dụng Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ (18/12/2023)
- Sở Khoa học và Công nghệ với công tác bảo về người tiêu dùng trong năm 2023 (15/12/2023)
- Hội thảo phổ biến các văn bản pháp luật mới về sở hữu trí tuệ (06/12/2023)
- Đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (28/11/2023)
- Hội đồng công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng Sáng kiến cấp tỉnh lĩnh vực khác năm 2023 (21/11/2023)
- Đồng chí Vũ Xuân Hợi, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ dự Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc lần thứ 3 tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (21/11/2023)
- Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với UBND huyện Trấn Yên về việc triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện (10/11/2023)
- Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái thăm và làm việc với Trung tâm Ứng dụng, Thông tin Khoa học công nghệ và Đo lường thử nghiệm Ninh Bình (02/11/2023)
- Sở Khoa học và Công nghệ quán triệt Cán bộ công chức, viên chức thực hiện nghiêm quy định thời gian làm việc hành chính (02/11/2023)
Xem thêm »