Vừa qua, tại Hà Nội nhằm phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật mới về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức chuỗi Hội thảo khu vực miền Bắc về Phổ biến các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ mới ban hành
Ông Nguyễn Văn Bảy – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại Hội nghị
Hội thảo với sự tham gia của đông đảo các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp khu vực miền Bắc. Phát biểu khai mạc tại sự kiện này, ông Nguyễn Văn Bảy – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung lần này với mục tiêu tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thi hành đầy đủ các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ. Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 23/8/2023, qua đó các văn bản pháp luật mới về sở hữu trí tuệ có thể đi vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước theo cách thức tích cực.
Tại Hội thảo, các diễn giả đến từ Phòng Pháp chế và Chính sách (Cục Sở hữu trí tuệ) cũng đã giới thiệu những điểm mới của Luật, Nghị định liên quan đến nhiều vấn đề: bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí; bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; khiếu nại về sở hữu công nghiệp; thủ tục xử lý đơn sở hữu công nghiệp; bảo hộ dữ liệu thử nghiệm; cạnh tranh không lành mạnh; đại diện và giám định sở hữu công nghiệp; bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước…
Cũng tại Hội thảo các đại biểu và chuyên gia, diễn giả cũng dành nhiều thời gian thảo luận để hiểu rõ hơn về các quy định mới bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ và đặc biệt là các quy định hướng dẫn tại Nghị định số 65/2023/NĐ-CP liên quan đến việc đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Các câu hỏi đặt ra cho diễn giả về những nội dung mà hợp đồng về giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần có để phù hợp với quy định mới và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, nghĩa vụ mà tổ chức chủ trì cần lưu ý trong quá trình đăng ký xác lập quyền, khai thác tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ như làm rõ hơn về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả một lần hay nhiều lần...
Nguyễn Nhung - Sở KHCN
Vừa qua, tại Hà Nội nhằm phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật mới về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức chuỗi Hội thảo khu vực miền Bắc về Phổ biến các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ mới ban hànhHội thảo với sự tham gia của đông đảo các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp khu vực miền Bắc. Phát biểu khai mạc tại sự kiện này, ông Nguyễn Văn Bảy – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung lần này với mục tiêu tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thi hành đầy đủ các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ. Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 23/8/2023, qua đó các văn bản pháp luật mới về sở hữu trí tuệ có thể đi vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước theo cách thức tích cực.
Tại Hội thảo, các diễn giả đến từ Phòng Pháp chế và Chính sách (Cục Sở hữu trí tuệ) cũng đã giới thiệu những điểm mới của Luật, Nghị định liên quan đến nhiều vấn đề: bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí; bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; khiếu nại về sở hữu công nghiệp; thủ tục xử lý đơn sở hữu công nghiệp; bảo hộ dữ liệu thử nghiệm; cạnh tranh không lành mạnh; đại diện và giám định sở hữu công nghiệp; bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước…
Cũng tại Hội thảo các đại biểu và chuyên gia, diễn giả cũng dành nhiều thời gian thảo luận để hiểu rõ hơn về các quy định mới bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ và đặc biệt là các quy định hướng dẫn tại Nghị định số 65/2023/NĐ-CP liên quan đến việc đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Các câu hỏi đặt ra cho diễn giả về những nội dung mà hợp đồng về giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần có để phù hợp với quy định mới và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, nghĩa vụ mà tổ chức chủ trì cần lưu ý trong quá trình đăng ký xác lập quyền, khai thác tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ như làm rõ hơn về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả một lần hay nhiều lần...
Nguyễn Nhung - Sở KHCN